Site icon ECPMedia, phòng Marketing thuê ngoài trên 20 năm kinh nghiệm

Tư vấn khách hàng: Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT

Nhãn hiệu hàng hóa là gì? – Nhãn hiệu hàng hóa được định nghĩa như sau: là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
–     Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.
–     Nhãn hiệu hàng hóa gắn vào sản phẩm và/hoặc bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau.
–     Nhãn hiệu dịch vụ gắn vào phương tiện dịch vụ để phân biệt dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác nhau.

 

Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm:
1. Chữ có khả năng phát âm, có nghĩa hoặc không có nghĩa, trình bày dưới dạng chữ viết, chữ in hoặc chữ được viết cách điệu.
2. Hình vẽ, ảnh chụp.
3. Chữ hoặc tập hợp các chữ kết hợp với hình vẽ, ảnh chụp.
Yêu cầu:
–     Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết.
–     Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa đăng ký của người khác đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại cục sở hữu công nghiệp hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
–     Không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hóa được coi là nổi tiếng.

Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu?
–     Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ là một thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình. vì nhãn hiệu hàng hóa được coi là một thứ tài sản của doanh nghiệp (tài sản trí tuệ).
–     Nói chung, việc đăng ký nhãn hiệu không phải là đòi hỏi có tính chất bắt buộc nhưng nếu không làm thủ tục đăng ký, nhãn hiệu sẽ bị làm giả, nhái hoặc bị nhầm lẫn với những nhãn hiệu khác dẫn đến rất nhiều rủi ro.
–     Một nhãn hiệu không được đăng ký, tức là không có cơ sở pháp lý để pháp luật bảo hộ. khi có người khác sử dụng nhãn hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của quý vị và cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà quý vị đang kinh doanh, quý vị bị rơi vào trạng thái bị cạnh tranh trực diện, quý vị bị mất thị phần và mọi thành quả xây đắp cho nhãn hiệu đó (quảng cáo, tiếp thị, uy tín được xác lập trong tiềm thức khách hàng) đều bị đối thủ cạnh tranh khai thác.
–     Khi đó, quý vị phải nhờ pháp luật can thiệp. trong tình thế nhãn hiệu không được đăng ký, dường như không thể nhận được sự can thiệp của pháp luật bởi vì pháp luật không bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa không đăng ký.
Nhãn hiệu được bảo hộ như thế nào?
–     Nhãn hiệu được đăng ký tức là có cơ sở pháp lý để pháp luật bảo hộ. khi có người khác sử dụng nhãn hiệu y hệt hoặc tương tự với nhãn hiệu của quý vị đã được bảo hộ cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà quý vị kinh doanh, quý vị sẽ phải nghĩ đến pháp luật và nhờ pháp luật can thiệp có thể bằng nhiều cách khác nhau:
1. Yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với người xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình tại các cơ quan thực thi quyền sở hữu công nghiệp (cục sở hữu trí tuệ, bộ khoa học và công nghệ,công an kinh tế, quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành, hải quan,…), cụ thể là áp dụng các biện pháp ngăn chặn ngay hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp – đình chỉ việc sản xuất, phân phối lưu thông, tịch thu, tiêu huỷ hàng hoá vi phạm,… và xử phạt vi phạm hành chính.
2. Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đối với người xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình tại cơ quan toà án.
3. Uỷ quyền cho công ty sở hữu trí tuệ đại diện cho mình trước các cơ quan thực thi quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quý vị.

Hồ sơ đăng ký gồm:
1.    Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (02 bản sao)
2.    Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký (02 bản – kích thước không nhỏ hơn 15x15mm và không lớn hơn 70x70mm)
3.    Phí đăng ký: 1.900.000vnđ (cho 01 nhóm có 06 dịch vụ/sản phẩm theo phân loại quốc tế về nhãn hiệu)
4.    Nếu trong cùng một đơn có hai nhóm trở lên thì mỗi nhóm tiếp theo bổ sung thêm 1.500.000vnđ
5.    Miễn phí tra cứu đơn: để xác định khả năng nhãn hiệu chuẩn bị đăng ký có thể tương tự hay trùng lắp với nhãn hiệu đã nộp đơn tới cục sở hữu trí tuệ hoặc đã được cấp giấy chứng nhận tại việt nam hay chưa, nhãn hiệu của quý doanh nghiệp sẽ được tra cứu hoàn toàn miễn phí. trong vòng 03 ngày sẽ có kết quả bằng văn bản và các đối chứng cụ thể.

Phần 3: quá trình theo dõi hồ sơ:
–    Trong thời gian 07 ngày, sẽ nhận được Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của cục shtt ghi rõ số đơn và ngày ưu tiên.
–    Trong vòng từ 02 – 03 tháng, sẽ nhận được thông báo Chấp nhận đơn hợp lệ của Cục SHTT
–    Trong thời hạn 9 – 10 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, cục shtt sẽ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
–    Thời gian hiệu lực của gcn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là 10 năm và có giá trị trên toàn lãnh thổ việt nam (được gia hạn thêm 10 năm cho mỗi lần gia hạn)

Exit mobile version