Site icon ECPMedia, phòng Marketing thuê ngoài trên 20 năm kinh nghiệm

9 sai lầm phổ biến nhất khi thực hiện chiến dịch Digital Marketing

9 sai lầm phổ biến nhất khi thực hiện chiến dịch Digital Marketing

Bất cứ digital marketer chuyên nghiệp nào cũng không tránh khỏi những sai lầm không đáng khi triển khai chiến dịch Digital Marketing. Tuy nhiên, để đảm bảo chiến dịch tiếp theo không vấp phải thất bại, ECP Media khuyên bạn nên bỏ túi 9 sai lầm dưới đây.

1. Không đề ra mục tiêu chiến dịch cụ thể, rõ ràng

Giám đốc của công ty Dragonfly Digital Marketing – Geoff Hoesch cho rằng một trong những sai lầm lớn nhất trong Digital Marketing là không có mục tiêu phân tích cụ thể trước khi bắt đầu một chiến dịch. Theo ông, để theo dõi sự thành công của một chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số, điều cần thiết là xác định mục tiêu (bán hàng, hoàn tất mẫu đơn, cuộc gọi, việc đăng ký…) và đảm bảo tiến trình giám sát được thiết lập đúng theo mục tiêu đã đề ra.

Cũng theo Justin Honaman, Phó chủ tịch cấp cao của công ty kỹ thuật số toàn cầu Moxie – một công ty kỹ thuật số toàn cầu nhận định ngoài những mục tiêu đo lường được thì những mục tiêu của chiến dịch cũng dùng để đo lường ROI (chỉ số lợi tức đầu tư) hoặc lợi ích ròng của một chiến dịch cũng rất rõ ràng và cụ thể.

Điều này cũng là lý giải cho việc tại sao bạn phải xác định mục tiêu chiến dịch cụ thể, rõ ràng nếu như không muốn chiến dịch Digital Marketing rơi vào tình trạng thất bại.

2. Không xác định đúng chân dung khách hàng mục tiêu

Để không gặp sai lầm tiếp theo nhà digital marketer cần phải xác định được đối tượng mục tiêu của cả chiến dịch.

Cách tốt nhất để bạn thực hiện điều này chính là xác định dựa trên những chỉ số về độ tuổi, giới tính, sở thích, quan tâm và hành vi của khách hàng. Tìm ra mối liên quan giữa sản phẩm và khách hàng với nhau để tiếp cận đúng đối tượng và đưa chiến dịch Digital Marketing đến sự thành công.

3. Không đặt khách hàng là trung tâm

Marketing đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Các tổ chức không có tư duy đặt khách hàng là trung tâm sẽ bị bỏ lại phía sau. Trong khi đó, với những chiến dịch thành công, các marketer thường cung cấp giá trị cho khách hàng và giữ chân khách hàng thông qua quá trình cá nhân hóa, thiết lập mục tiêu, lập bản đồ hành trình và phân tích dữ liệu khách hàng.

4. Sai lầm khi không khách quan hóa nhu cầu của người tiêu dùng

Nếu bạn không đặt mình vào vị trí của khách hàng, không quan tâm và đề cao sở thích cá nhân của khách mà chỉ chăm chăm vào sản phẩm và đưa ra những câu hỏi không trọng tâm, thiếu chính xác thì chắc chắn dù đối tượng khách hàng mục tiêu có chính xác, rõ ràng thì chiến dịch Digital Marketing do bạn thực hiện cũng không thành công được.

5. Phớt lờ sự phát triển của điện thoại di động

Điện thoại di động chiếm 62% trong tất cả các phương tiện truyền thông kỹ thuật số hiện nay, vì vậy mobile marketing đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm và thực thi. Thông qua việc theo dõi sự tương tác của khách hàng trên điện thoại di động doanh nghiệp sẽ tạo ra những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng trên trang web của mình.

Nếu bạn chưa phát triển chiến lược tiếp thị dành cho điện thoại di động, hãy nghĩ đến việc phát triển một ứng dụng có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và sau đó cung cấp những nội dung phù hợp, kịp thời, có ý nghĩa để phát triển mối quan hệ khách hàng.

6. Bỏ qua email marketing

Một cuộc khảo sát gần đây của MarketingSherpa cho thấy khi ranh giới giữa bán hàng, dịch vụ và marketing bị mờ, email vẫn là một sự liên kết các cuộc hành trình của khách hàng. Và nếu bỏ qua kênh tiếp thị bằng email sẽ là một sai lầm lớn với những chiến dịch Digital Marketing thành công.

Ngoài ra, để có thể thấu hiểu những nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất, các nhà tiếp thị có thể kết hợp các dữ liệu từ email với dữ liệu của khách hàng qua các kênh phương tiện truyền thông xã hội.

7. Không chạy thử nghiệm chiến dịch

Nhiều digital marketer cho rằng chạy thử nghiệm là một xa xỉ. Nhưng đây là điều cần thiết để thành công và là cách để bạn tối ưu chiến dịch quảng cáo để chắc chắn chắn rằng bạn không mắc kẹt trong bóng tối.

8. Trở thành anti-social trên phương tiện truyền thông

Truyền thông mạng xã hội không chỉ là phương tiện phát sóng mà còn là không gian cho mọi người tham gia và tương tác. Trong cộng đồng của bạn, sự tương tác và chia sẻ sẽ xây dựng một mối quan hệ sâu sắc hơn và ảnh hưởng tích cực đến kinh doanh trong thời gian dài.

9. Mua lượt theo dõi trên các mạng xã hội

Việc mua các lượt follow trên mạng xã hội giúp cho tài khoản của bạn được người xem đánh giá cao, uy tín, tạo sự tin tưởng và hành động mua được thực hiện ngay sau đó. Tuy nhiên khách hàng ngày càng thông minh và nhạy bén. Họ có thể nhìn ra được các lượt tương tác và theo dõi trên web của bạn là thật hay ảo.

Nếu khách hàng phát hiện ra việc tương tác là ảo thì ngay lập tức bạn sẽ được đánh giá là không tin cậy và loại ra khỏi danh sách các địa điểm cân nhắc mua hàng.

Vì vậy hãy vận dụng cách này khéo léo, hợp lý để đạt hiệu quả công việc tối ưu đồng thời xây dựng mạng lưới khách hàng tiềm năng thực sự.

>> Xem thêm: Marketing 4.0 – Thay đổi hoàn toàn cách làm Content Marketing

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn loại bỏ những sai lầm trong Digital Marketing. Hãy liên hệ ngay với ECP – phòng marketing thuê ngoài uy tín, chất lượng hàng đầu tại Hà Nội để có được một chiến dịch Digital Marketing chất lượng, hiệu quả nhất.

ECP Media – Đối tác công nghệ tin cậy trong kỷ nguyên mới

Hotline: 0982036296 – 0945945225

Email: tuvan@ecpvn.com

Fanpage: ECP Media

Exit mobile version