Site icon ECPMedia, phòng Marketing thuê ngoài trên 20 năm kinh nghiệm

Các bước xây dựng chiến lược marketing cho nhà hàng bài bản và hiệu quả 

Kinh doanh nhà hàng luôn là điều không hề dễ dàng bởi sự cạnh tranh khốc liệt đặc trưng của lĩnh vực này. Do đó, để phát triển thương hiệu hiệu quả và bền vững, bạn cần có một chiến lược marketing cho nhà hàng cụ thể, bài bản và phù hợp với đặc trưng riêng của mình.

Tại sao cần một chiến lược marketing cho nhà hàng bài bản?

Marketing là cách để quảng cáo thương hiệu của bạn một cách chi tiết đến với nhiều khách hơn. Vì vậy, một chiến lược marketing cho nhà hàng bài bản sẽ giúp bạn biết mình cần làm gì để đạt được những mục đích này.

Một chiến lược marketing cụ thể, rõ ràng sẽ giúp nhà hàng:

>> Xem thêm: Dịch vụ Backlink Entity, Social Building uy tín, chất lượng

Các bước xây dựng một chiến lược marketing cho nhà hàng bài bản và hiệu quả

Để có một chiến lược marketing cụ thể và phù hợp, bạn cần thực hiện đầy đủ các bước sau.

Nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu thị trường sẽ giúp các chủ nhà hàng xác định được các phân khúc thị trường nào đang chưa đủ đáp ứng cũng như khả năng tạo ra lợi nhuận từ quy mô thị trường ra sao. Thêm nữa, nghiên cứu thị trường giúp bạn xác định được vị thế của nhà hàng mình tại nơi này, từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.

Mặt khác, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn biết được điểm mạnh và điểm yếu của những nhà hàng đang cạnh tranh cùng lĩnh vực. Bạn cần học tập những điểm mạnh của đối thủ để tối ưu những chiến lược phát triển của mình và tránh mắc phải những yếu điểm mà bạn có thể nhận ra từ đối thủ. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao khả năng cạnh tranh của nhà hàng mình.

Ví dụ: Bạn là chủ nhà hàng kinh doanh lẩu tại một thành phố A. Vậy bạn cần tìm hiểu tối thiểu một số vấn đề như:

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Bạn cần biết khách hàng mục tiêu hướng đến của nhà hàng là những ai trước khi lập được một chiến dịch marketing cụ thể. Biết được khách hàng mục tiêu của nhà hàng là ai thì bạn sẽ dễ dàng tìm hiểu được nhu cầu, sở thích chung của họ, từ đó đưa ra được phương án kinh doanh phù hợp và thu hút khách hàng nhất.

Ví dụ: Bạn xác định khách hàng mục tiêu của nhà hàng là sinh viên và người mới đi làm. Từ đó, bạn có thể xác định phương án kinh doanh phù hợp như:

Xác định mục tiêu marketing

Chiến lược marketing cho nhà hàng tạo ra tầm nhìn tổng quan và phát triển lâu dài cho nhà hàng. Vì vậy, bạn phải đặt ra mục tiêu cần đạt được để đưa những chiến lược marketing vào thực tế và chuyển hóa chúng thành các chiến dịch marketing cụ thể.

Với mỗi mục tiêu khác nhau, phương pháp và nguồn lực cần để thực hiện cũng sẽ khác nhau. Do đó, nhà hàng cần có những mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn để đảm bảo việc marketing được hiệu quả.

Ví dụ: Bạn đặt ra mục tiêu trong 6 tháng đầu tiên marketing đạt được xxx khách hàng đến ăn tại nhà hàng. Từ mục tiêu này, bạn có thể biết trung bình 1 tháng bạn cần có bao nhiêu khách hàng đến ăn. Và để có được con số đó, bạn cần thực hiện những chiến dịch truyền thông với nguồn ngân sách nhất định để thu hút khách hàng như: tiếp thị qua mạng xã hội, khuyến mại… Và nếu những tháng đầu không đảm bảo mục tiêu đề ra, bạn có thể thay đổi phương thức truyền thông hoặc phương thức kinh doanh kịp thời.

Xác định ngân sách thực hiện

Để hoạt động marketing không bị dừng giữa chừng vì thiếu ngân sách hoặc gây lãng phí tiền bạc của chủ đầu tư, bạn cần phải xác định ngân sách và phân bổ chúng một cách hợp lý. 

Ngân sách cần được phù hợp với quy mô và mục tiêu của chiến lược. Bạn cần dự trù tổng chi phí cho chiến dịch marketing và chia nhỏ chúng cho từng hạng mục cần thực hiện. Dự trù ngân sách càng chi tiết, bạn càng dễ kiểm soát chi tiêu và hiệu quả của chiến lược marketing đã đặt ra.

Ví dụ: Bạn đặt ra một chiến dịch marketing một tháng qua mạng xã hội nhằm tiếp cận được một lượng xxxx khách hàng mục tiêu. Một số công việc cần làm như: 

Với mục tiêu trên, bạn cần một số lượng yy bài đăng mạng xã hội nhất định, xx hình ảnh, video cùng một vài bài post chạy quảng cáo và một người quản lý kênh… Tất cả những hạng mục này đều cần có chi phí để thực hiện. Vì vậy, bạn cần xác định khoảng ngân sách phù hợp với những đầu mục đã liệt kê. Từ đó, bạn cũng có thể biết được chi phí của mình đi về đâu và có hiệu quả không.

Lựa chọn kênh marketing

Có rất nhiều kênh từ online đến offline để bạn có thể lựa chọn marketing cho nhà hàng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên lựa chọn những kênh phù hợp với lĩnh vực, xu hướng và nhóm khách hàng mục tiêu của nhà hàng. Bởi vì nếu bạn quảng cáo tràn lan trên mọi mặt trận sẽ khiến hiệu quả marketing giảm đi và lãng phí nguồn lực cùng chi phí.

Ví dụ: Bạn lựa chọn marketing online qua mạng xã hội cho nhà hàng của bạn. Vậy có những nền tảng nào phù hợp với nhà hàng của bạn? Tại Việt Nam, Facebook, Tiktok, Youtube, Twitter và LinkedIn vẫn đang là những mạng xã hội được ưa chuộng hàng đầu với tỷ lệ người dùng đặc biệt cao. Tuy nhiên, chỉ có Facebook, Tiktok và Youtube phù hợp với những hoạt động giải trí như ăn uống, còn Twitter (phù hợp với cập nhật thông tin) và LinkedIn (phù hợp với tìm kiếm việc làm) lại không nằm trong số đó. Vì vậy, bạn chỉ nên thực hiện marketing tại những kênh Facebook, Tiktok và Youtube để tối ưu chi phí và nguồn lực bỏ ra cho hoạt động marketing.

Xây dựng, truyền tải thông điệp

Mỗi nhà hàng cần có một thông điệp riêng biệt. Bởi thông điệp chính là bản sắc riêng, là điều nổi bật của nhà hàng muốn gửi gắm đến khách hàng. Những thông điệp này sẽ là điều gợi nhớ mỗi khi khách hàng nghĩ đến nhà hàng của bạn.

Thông điệp marketing cần đảm bảo những yếu tố:

Ví dụ: KFC là chuỗi cửa hàng bán thức ăn nhanh đặc biệt là gà rán, rất nổi tiếng tại Việt Nam. Thông điệp họ đưa ra qua những câu slogan như “It’s finger lickin’ good”, tạm dịch là “Vị ngon trên từng ngón tay”. Thông điệp này đảm bảo sự ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu cũng như truyền tải được giá trị của những món ăn của KFC đối với khách hàng. 

Đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động marketing

Bất kể chiến lược marketing nào cũng cần đánh giá lại hiệu quả hoạt động. Bạn cần đo lượng kết quả hoạt động thông qua các công cụ marketing để biết được đâu là điểm tốt, đâu là chỗ cần thay đổi và cải thiện.

Từ các kết quả đã được đánh giá, nhà hàng cần tập trung phát triển những khâu tốt và nhanh chóng cải thiện những điều chưa tốt để giữ chân được khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới. Điều này nên được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt quá trình marketing cho nhà hàng để đảm bảo chiến lược được thực hiện đúng đắn, hiệu quả.

Ví dụ: Với việc kinh doanh lẩu cho khách hàng là sinh viên và người mới, bạn đã lựa chọn truyền thông qua mạng xã hội Facebook và TikTok bằng việc đăng những bài viết, hình ảnh và video lên đó. Tuy nhiên, sau 3 tháng marketing, bạn đo lường kết quả và nhận thấy những bài viết của Facebook rất thu hút khách hàng nhưng những video tại TikTok lại không quá hiệu quả. Lúc này, bạn cần tiếp tục phát huy cách hoạt động ở Facebook và thay đổi ở Tiktok (như: content tại Tiktok, hướng tiếp cận trong video, màu sắc chủ đạo trong video…).

Một số chỉ số đánh giá hoạt động marketing như: Chỉ số tiếp cận, chỉ số tương tác…

Trên đây là những bước quan trọng nhất để xây dựng một chiến lược marketing cho nhà hàng bài bản và hiệu quả. Sau những bước này, bạn còn cần chia nhỏ từng hạng mục như: tạo dựng hình ảnh, video, xây dựng content thống nhất, quản lý các kênh marketing… Điều này đòi hỏi một sự hiểu biết và nắm rõ về marketing. Nếu bạn chưa thể xây dựng một bộ phận marketing riêng biệt cho nhà hàng của mình, hãy lựa chọn phòng marketing thuê ngoài ECP Media chúng tôi. Với hơn 15 năm kinh nghiệm cùng tinh thần luôn học hỏi và cập nhật xu hướng mới, chúng tôi là đơn vị cung cấp dịch vụ Marketing Online tổng thể đã được rất nhiều đối tác tin tưởng lựa chọn.

Để được tư vấn chuyên sâu theo từng nhu cầu của doanh nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ:

ECP Media – Giúp BẠN nổi bật trên Internet

Hotline: 0982036296 – 0945945225

Email: ecp@ecpvn.com

Fanpage: ECP Media

Exit mobile version