Site icon ECPMedia, phòng Marketing thuê ngoài trên 20 năm kinh nghiệm

Digital marketing là gì? 7 loại digital platform giúp doanh nghiệp phát triển trong thời đại 4.0

Digital marketing là gì? 7 loại digital platform giúp doanh nghiệp phát triển trong thời đại 4.0

Những năm gần đây chúng ta đã chứng kiến những đột phá về cuộc cách mạng 4.0. Kéo theo đó là sự thay đổi về hành vi tiêu dùng, công nghệ mới và xu hướng phát triển của mọi ngành nghề. Digital marketing đang là thuật ngữ thông dụng và được các chủ cửa hàng, doanh nghiệp áp dụng trong các hoạt động kinh doanh để tăng năng suất cũng như tối giản chi phí.

I. Digital marketing là gì? Ưu điểm và cách triển khai

1. Hiểu về digital marketing

Theo như wikipedia giải thích khái niệm digital marketing hay còn gọi là tiếp thị kỹ thuật số là những hoạt động tiếp thị sử dụng internet và các công nghệ kỹ thuật số trực tuyến như máy tính để bàn, điện thoại di động và các nền tảng và phương tiện kỹ thuật số khác để quảng bá sản phẩm và dịch vụ.

Chúng ta hãy hiểu đơn giản hơn, đây là một thuật ngữ chỉ việc xây dựng các hoạt động nhận thức và quảng bá cho sản phẩm/thương hiệu dựa trên nền tảng kỹ thuật số.

2. Ưu điểm của digital marketing

Bằng những ưu điểm vượt trội của mình so với những phương thức marketing truyền thống, digital marketing giúp khách hàng nhận biết thương hiệu dễ dàng hơn qua các hình ảnh, logo thương hiệu một cách tối ưu nhất.

Tiết kiệm nguồn lực và chi phí vận hành: Tùy vào quy mô và mục tiêu của doanh nghiệp, người làm marketing sẽ đưa ra chiến lược quảng bá sản phẩm/thương hiệu của mình nên tập trung sử dụng công cụ nào nhằm mang lại hiệu quả công việc đồng thời tiết kiệm nguồn lực và chi phí vận hành.

Bỏ qua khoảng cách về không gian và thời gian: Khi có internet, khách hàng sẽ không cần phải trực tiếp ra tận cửa hàng để được tư vấn sản phẩm hoặc mua hàng. Họ chỉ cần có internet và thiết bị truy cập mạng là có thể giao tiếp với thương hiệu một cách dễ dàng, bỏ qua khoảng cách địa lý và vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Mang tới trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng: Sự đa dạng về công nghệ kỹ thuật số giúp ta có nhiều lựa chọn hơn cho chiến lược marketing: email marketing, social media, website…

Dễ dàng phân tích và theo dõi: Mỗi kênh quảng bá đều có công cụ để đo lường và chẩn đoán. Điều này giúp cho việc đánh giá công việc trở nên thuận lợi hơn.

3. Những nền tảng kỹ thuật số

Tùy mỗi doanh nghiệp, mỗi người sẽ có định nghĩa và sự phân chia khác nhau. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, ECP Media sẽ giới thiệu cho bạn 7 loại platforms trong digital marketing (nền tảng) bao gồm: Website (nền tảng cốt lõi), search, social media, mobile, email, digital media và game nhằm hoàn thiện trải nghiệm khách hàng một cách hoàn hảo nhất.

II. 7 loại platform trong digital marketing

1. Website – Cốt lõi của chiến lược digital marketing

 

Rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn cho mình nền tảng chính cho chiến lược marketing là fanpage Facebook thay vì website, bởi vì sự tương tác mạnh mẽ và có thể nhìn thấy tức thời. Nhưng liệu đó có phải một sự lựa chọn đúng đắn?

Về bản chất mạng xã hội là một nền tảng semi-owned, tức là doanh nghiệp chỉ sở hữu một phần thông tin khách hàng của mình, còn người quản lý thật sự mới là Facebook. Do vậy nếu có bất kỳ thay đổi nào, doanh nghiệp sẽ phải là người chịu thiệt thòi vì sẽ luôn phải chạy theo luật chơi của Facebook. Trong kinh doanh, chúng ta nên đầu tư vào những kênh mà mình có quyền kiểm soát hoàn toàn.

Một ví dụ điển hình khi Facebook thay đổi thuật toán news feed đã làm cho tỉ lệ tiếp cận tự nhiên (organic reach) giảm một cách trầm trọng và doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều ngân sách hơn để tối ưu nội dung và cho quảng. Cũng từ đó ngân sách chạy quảng cáo ngày càng đắt đỏ và không hiệu quả như trước.

Lợi ích mà website mang lại trong hoạt động Digital Marketing:

– Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp một cách chi tiết, rõ ràng nhất, online 24/24h.

– Dễ dàng tùy chỉnh giao diện website và nội dung sâu sắc hơn sẽ thu hút được người dùng truy cập vào và giữ chân họ ở lại website lâu hơn. Trong khi giao diện Facebook hoặc Zalo hay Instagram, chúng ta hoàn toàn không thể can thiệp được.

– Website quyết định thứ hạng của doanh nghiệp trên internet: Hàng trăm doanh nghiệp xuất hiện trên internet cạnh tranh với nhau. Nếu bạn làm tốt công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho website của mình chắc chắn website của bạn sẽ được Google đánh giá cao qua đó sẽ nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

– Không những giúp doanh nghiệp tăng độ phủ của thương hiệu và sản phẩm và dịch vụ mà website còn giúp tăng tối đa doanh thu từ khách hàng quan việc tối ưu SEO và quảng cáo Google.

Checklist để có một website hoàn hảo

– Thiết kế: Bố cục cần rõ ràng, thống nhất; Giao diện cần phù hợp với đối tượng khách hàng.

– Tốc độ tải trang phải nhanh: Một website đẹp mà mất tới 10 giây để tải xong thì sẽ không có khách hàng nào đủ kiên nhẫn để chờ đợi hoặc một website tải nhanh nhưng có bố cục lộn xộn, sơ sài thì cũng sẽ bị đặt dấu chấm hỏi về độ uy tín của doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu, trên 53% người dùng sẽ không quay lại website nếu sau 3 giây họ không thấy gì trên website.

– Tăng cường bảo mật cho website: Website của bạn cần có chứng chỉ SSL. Không chỉ giúp người dùng tránh được nguy hiểm khi tương tác với website không rõ ràng; mà nó còn giúp nâng cao xếp hạng (rank) trang web của bạn.

– Website của bạn cần phải thân thiện trên thiết bị di động: Theo một nghiên cứu, 80% số người sử dụng internet truy cập bằng thiết bị di động. Vì vậy, không có gì lạ khi website trên di động của bạn phải được tối ưu hóa và trực quan như khi truy cập bằng máy tính, thậm chí còn cần được coi trọng hơn.

– Cấu trúc trang web dễ sử dụng: Trang web phải cấu trúc giúp người dùng thao tác dễ dàng. Trang web nên được gắn thẻ và nhãn để người dùng có thể tìm thấy thứ họ muốn dễ dàng.

– Thay đổi thiết kế website thường xuyên: Xin nói trước là các bạn cần phải bỏ suy nghĩ rằng chỉ cần thiết kế website một lần rồi bỏ đấy nhé! Bạn phải thường xuyên cập nhật những xu hướng mới và nâng cấp thiết kế website của bạn để luôn hoạt động tốt và có xếp hạng (rank) cao trên công cụ tìm kiếm. Quan trọng nhất việc thay đổi website tạo cho người dùng sự mới mẻ, qua đó giúp họ thích thú hơn với doanh nghiệp và cho rằng đây là doanh nghiệp luôn đổi mới.

2. Search 

Đây là nền tảng tìm kiếm với những công cụ rất phổ biến như Google, Bing,… Nhiệm vụ của thương hiệu là phải xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm trên những công cụ này. Trong platform này cần chú ý nhất đến SEO vì nó mang lại hiệu quả cao và mang tính bền vững.

Tầm quan trọng của SEO

Sau khi tạo xong một trang web hoàn chỉnh, bây giờ việc tiếp theo bạn cần làm là để khách hàng tìm thấy bạn. Một trong những kiến thức có vai trò quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực digital marketing đó là SEO – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

Theo Wikipedia định nghĩa: Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là quá trình tăng chất lượng và lưu lượng truy cập website bằng cách tăng khả năng hiển thị của website hoặc webpage cho người dùng trên các máy truy tìm dữ liệu như Google, Bing,…

Theo nghiên cứu của Hubspot, 81% người mua sắm sẽ tìm kiếm thông tin món hàng muốn mua; trước khi đưa ra quyết định mua hàng. 

Khi khách hàng tiềm năng của bạn đang tìm kiếm một sản phẩm/dịch vụ; rất có thể họ sẽ tìm kiếm trên Google trước. Để được tìm thấy trong số hàng triệu kết quả tìm kiếm, trang web của bạn phải được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm (Google, Bing, v.v.)

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đảm bảo website của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm đầu tiên; khi nào ai đó nhập từ khóa mục tiêu của bạn vào thanh tìm kiếm.

Các bước tối ưu hóa SEO

– Nghiên cứu từ khóa: Đây là công việc quan trọng nhất, chiếm 70% sự thành công của một dự án SEO. Từ khóa tốt sẽ là kim chỉ nam, đưa doanh nghiệp đến nhanh hơn với khách hàng, từ khóa sai sẽ làm cho dự án thất bại, tốn tiền bạc và công sức của doanh nghiệp.

– Tối ưu on page: Đây là toàn bộ những công việc tối ưu bên trong website nhằm tăng độ uy tín đối với công cụ tìm kiếm và tạo trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

– Tối ưu off page: Là tập hợp các thủ thuật tối ưu các yếu tố bên ngoài website bao gồm: Xây dựng liên kết (link building), marketing mạng xã hội… Những hoạt động này nhằm đem lại các phiếu bầu điểm số cho website và tìm kiếm lưu lượng truy cập cho website.

3. Email

Đây là một hình thức marketing trực tiếp trong chiến lược digital marketing. Nó thường được dùng để gửi thông báo bán hàng và duy trì mối quan hệ với đối tượng mục tiêu. Nó giúp bạn gửi quảng cáo, kêu gọi hành động hoặc gửi tin tức bằng blog.

Mục đích lâu dài của email marketing là giúp tăng niềm tin thương hiệu và xây dựng lòng trung thành của khách.

Đồng thời chiến lược này còn giúp bạn có thêm khách hàng mới, hay kết nối với hình ảnh thương hiệu tương lai.

Do đó, làm email marketing tốt sẽ khuyến khích người nhận hành động, tạo thêm khách hàng tiềm năng và bán hàng được nhiều hơn.

4. Mobile

Một trong những platforms quan trọng trong digital marketing đó là mobile marketing. Đây là cách giúp các mẫu tiếp thị của bạn hiển thị trên các thiết bị di động, điện thoại, tablets, smartphone,…

Giống như các kênh tiếp thị khác, mobile marketing sẽ có nhiều hình thức và hiển thị theo nhiều cách khác nhau phù hợp cho mỗi thiết bị, đối tượng và nhu cầu của khách hàng.

Mobile Marketing không chỉ là một xu thế marketing mới. Nó đang thực sự trở thành một công cụ mạnh mẽ để dành được sự chú ý và quan tâm từ khách hàng.

5. Social media

Nếu nói về digital marketing không nhắc đến marketing mạng xã hội quả là thiếu sót. Đây là tập hợp những chiến thuật marketing trên các phương tiện truyền thông xã hội được sử dụng để giao tiếp, chia sẻ thông tin trên nền tảng internet, cho phép người dùng có thể tương tác trực tiếp với nhau.

Không chỉ là cầu nối giúp doanh nghiệp kết nối, đưa doanh nghiệp đến với thế giới, khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp trở nên hiện hữu nhiều hơn, gần gũi hơn với khách hàng.

Có 4 nhóm Social Media bao gồm: Social Community; Social Publishing; Social Commerce; Social Entertainment.

6. Digital media

Digital media luôn xuất hiện xung quanh cuộc sống chúng ta. Đó là sự pha trộn công nghệ với nội dung bạn nhìn thấy; xem và đọc mỗi ngày. Khi bạn đọc bài viết này có nghĩa là bạn đang tiếp cận nội dung thông qua Digital Media. Từ ứng dụng đến tin tức; mạng xã hội; trò chơi… đều là một phần hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày. Digital media bao gồm: văn bản, âm thanh, video và đồ họa được truyền qua internet hoặc mạng viễn thông, xem được trên internet.

Digital media luôn thay đổi nhanh đến mức chúng ta được nhìn thấy sản phẩm mới được cập nhật mỗi ngày. Cũng chính vì thế; các chuyên gia digital media có thể là chuyên gia truyền thông xã hội; nhà phát triển web; phát triển sản phẩm kỹ thuật số hoặc là các marketer. Digital Marketing ra đời và bắt đầu ra đời kể từ đây!

7. Game

Nền tảng này được chia làm 2 loại là Gamification và In Game Ads. Trong đó, Gamification (Game hoá) là cách mà các thương hiệu ứng dụng các thành phần của Game (kỹ thuật, luật chơi, cách thức và những yếu tố khác…) vào một hoạt động bất kỳ để tạo ra hứng thú cho người dùng, thay đổi nhận thức và khuyến khích họ chủ động tham gia tích cực hơn vào các hoạt động tương tự trong tương lai. Còn In Game Ads (IGA) là là quảng cáo trên máy tính và trò chơi điện tử . IGA khác với quảng cáo trong thường thấy trong game mà dùng để chỉ các trò chơi được tạo riêng để quảng cáo sản phẩm. Ngành công nghiệp IGA ngày càng phát triển.

III. Kết luận

Hầu hết các khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là bạn cần các chuyên gia có kinh nghiệm và kỹ năng trong từng lĩnh vực Digital marketing bao gồm: Website, search, email, mobile, social media, digital media, game. Nhưng doanh nghiệp cần xác định lại mục tiêu cũng như ngân sách để lựa chọn ra những công cụ chính để tập trung phát triển. Việc này sẽ giúp nâng cao hiệu quả marketing và tiết kiệm ngân sách và nguồn lực đáng kể cho doanh nghiệp

Qua bài viết này ECP Media mong rằng có thể giúp bạn hiểu hơn về những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực digital marketing. Đây là một lĩnh vực đang phát triển không ngừng, bạn cần có sự hiểu biết đầy đủ để xây dựng những chiến lược marketing hoặc lựa chọn một công ty tư vấn marketing online hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

Nguồn: sưu tầm

Exit mobile version