Site icon ECPMedia, phòng Marketing thuê ngoài trên 20 năm kinh nghiệm

Tổng hợp thông tin về phễu marketing cho người chưa biết

Phễu marketing là khái niệm cơ bản mà bất cứ người nào đặt chân vào ngành marketing hoặc kinh doanh đều phải nắm được. Hãy cùng ECP tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm này trong bài viết sau đây.

>> Lợi ích mà WordPress mang đến cho trang web của bạn

>> Phòng Marketing ngoài – liệu có phải giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp?

Phễu marketing là gì?

Phễu marketing là hệ thống được thiết kế để thu hút và chuyển đổi khách hàng cho doanh nghiệp của bạn.

Một phễu marketing gồm 4 giai đoạn: Nhận thức, Quan tâm, Cân nhắc, Chuyển đổi

Nó có dạng hình phễu như vậy là vì luôn có một tỷ lệ khách hàng rớt khỏi phễu tại mỗi giai đoạn.

Một ví dụ cho bạn dễ hình dung. Giả sử bạn bán nón bảo hiểm. Nhiều người tìm mua nón bảo hiểm trên Google, bạn biết điều đó và có thứ hạng rất tốt cho từ khóa “mua nón bảo hiểm”.

Và bạn biết không, đó chính là phễu đấy.

Lưu ý:

Bạn sẽ thấy nhiều nơi cung cấp minh họa về phễu trông phức tạp và có thể muốn đi ngay vào tìm hiểu cái đấy ra sao. Đừng làm thế! Với người chưa biết gì, bạn nên bắt đầu bằng phễu đơn giản nhất có thể.

Giờ ta sẽ đi ngay vào từng giai đoạn của phễu trong hình trên nhé.

4 Giai đoạn của phễu marketing

1. Nhận thức (Awareness)

Đây là giai đoạn đầu tiên của phễu marketing, là nơi những người đang gặp phải vấn đề nào đó biết về sản phẩm, công ty hoặc thương hiệu của bạn (vì bạn có liên quan tới vấn đề đó của họ).

Việc này xảy ra theo nhiều cách:

Lúc này có rất ít người (dưới 1%) có khả năng trở thành khách hàng của bạn ngay lập tức. Nhưng họ cũng dần quen với bạn, có ghi nhận trong đầu thương hiệu của bạn liên quan tới vấn đề của họ.

Đây cũng là nơi marketer nhảy vào.

Công việc của bạn là nói nhiều về vấn đề của họ. Thuyết phục họ rằng vấn đề này quan trọng và nên được giải quyết. Chỉ họ cách giải quyết nó. Và cuối cùng, kết nối vấn đề với thương hiệu, sản phẩm / dịch vụ của bạn.

Trong quá trình này, bạn phải cho càng nhiều người biết về bạn càng tốt. Bạn phải có mặt trên mọi mặt trận, phải hiện diện ở những kênh marketing khả thi nhất. Hoặc chí ít, phải ở trên những kênh chính mà khách hàng của bạn thường xuyên lui tới.

Một số kênh này là:

Thường khi người ta gặp vấn đề, họ hay tìm giải pháp trên Google. Google xử lý cỡ 3,5 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày và chiếm tới hơn 90% thị trường công cụ tìm kiếm.

Google – Công cụ tìm kiếm được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay

Nếu bạn đăng nội dung chất lượng lên blog của mình, những bài viết này có thứ hạng tốt, khi người ta tìm kiếm những từ khóa phù hợp, họ sẽ thấy nội dung của bạn và đọc nó.

Quy trình không có gì mới lạ:

YouTube là công cụ tìm kiếm lớn thứ 2 thế giới. Quy trình làm trên đây cũng na ná trên Google: thực hiện nghiên cứu từ khóa, xác định nên tạo nội dung gì, rồi tạo ra các video chất lượng để thăng hạng tốt trên đó..

Youtube – Công cụ tìm kiếm lớn thứ 2 thế giới

Cộng đồng mạng là những nơi những người có chung sở thích tụ tập lại với nhau, thảo luận nhiều chủ đề, đặt câu hỏi, chia sẻ vấn đề, kết bạn. Một số trang nhận được đến hàng triệu lượt truy cập hàng tháng, bạn có thể khai thác nguồn traffic này về website của mình bằng cách chia sẻ các thủ thuật hay và tham gia vào các thảo luận.

Một số nguyên tắc bạn nên tuân thủ khi tham gia cộng đồng:

Nếu có cơ hội làm việc với influencers, bạn có thể nói về thương hiệu, sản phẩm và thông điệp của mình đến toàn bộ fan của họ.

Người ảnh hưởng xây dựng fan từ content chất lượng, mà việc này không dễ, nếu bạn thuyết phục được họ bạn có thể cung cấp content chất lượng, họ sẽ vui vẻ giới thiệu bạn tới fan của mình.

Ngoài podcast, bạn có thể làm webinar, hiện diện tại hội nghị, guest blog… Tùy bạn mà việc mở rộng mối quan hệ với người ảnh hưởng sẽ như thế nào, nếu bạn có ý định thực hiện việc này, hãy lập danh sách những người ảnh hưởng mà bạn muốn cộng tác và tìm email của họ. Sau đó gửi họ một email hỏi họ có muốn làm việc với bạn hay không, cho họ biết họ được lợi gì thì cơ hội thành công của bạn sẽ càng cao.

2. Quan tâm (Interest)

Khách hàng tiềm năng của bạn bị “hớp hồn”. Họ xem nội dụng của bạn và muốn tìm hiểu nhiều hơn. Họ đào sâu vào chủ đề.

Khi khách hàng quan tâm, họ sẽ tìm hiểu sâu về thương hiệu của bạn

Họ bắt đầu:

Công việc của bạn lúc này gồm 2 phần:

Thăng hạng cho các chủ đề có lợi ích kinh doanh cao

Khách hàng của bạn có vấn đề. Vấn đề này rộng và chưa được định nghĩa. Những vấn đề này không chỉ phù hợp với doanh nghiệp của bạn, mà chúng còn là những vấn đề mà sản phẩm của bạn giải quyết. Như vậy, mục tiêu của bạn là thăng hạng cho chúng.

Ở giai đoạn này, công việc của bạn là nhẹ nhàng “hích” họ sang giai đoạn tiếp theo. Đúng rồi, bạn sẽ dạy họ làm sao để giải quyết vấn đề và cách họ có thể dùng sản phẩm / dịch vụ của bạn để giải quyết vấn đề của họ.

Hãy nghĩ là, thứ duy nhất họ quan tâm là kết quả – là vấn đề có được giải quyết hay không.

Và nếu sản phẩm của bạn thực sự giúp họ giải quyết vấn đề, bạn thật có lỗi nếu không nhắc gì về nó. Nên khi hướng dẫn họ cách giải quyết vấn đề, hãy cho thấy sản phẩm của bạn dễ dùng và thuận tiện làm sao.

Làm họ follow bạn

Họ có thể thích nội dung của bạn, thấy nó giá trị, nhưng chưa là gì cả vì họ chưa thành khách hàng của bạn. Hoặc họ có thể có một vài trở ngại với sản phẩm của bạn mà bạn vẫn chưa giải quyết được. Hoặc nữa, có thể là không hiểu cách dùng sản phẩm của bạn.

Công việc của bạn là làm họ follow bạn. Điều này đem lại nhiều cơ hội giải quyết vấn đề.

Vậy, họ nên follow bạn trên đâu? – Tùy ngành. Nhưng dù là kênh nào, hãy đặt nút CTA nhắc họ like, subscribe, follow hoặc đăng ký; cung cấp nhiều điểm chạm để họ follow, những điểm chạm cho phép truyền đạt với fan và phát hiện họ muốn hoặc cần gì.

3. Cân nhắc (Consideration)

Khách hàng biết vấn đề. Họ biết giải pháp. Họ biết bạn cung cấp luôn giải pháp. Nhưng điều đó không có nghĩa họ sẽ chọn bạn, khả năng cao là có nhiều lựa chọn trong tay họ. Công việc của bạn là thuyết phục họ rằng tìm đến bạn là đúng người rồi, bạn cần giúp khách hàng tiềm năng khám phá lý do họ nên chọn bạn.

Bạn có phải là sản phẩm dịch vụ duy nhất cung cấp giá trị này? Khả năng cao là không phải. Hãy giúp họ hiểu vì sao họ nên chọn bạn. Thể hiện thế mạnh, điểm bán hàng độc đáo ra đi.

1. Chi phối SERPs với các từ khóa có “tốt nhất” “hàng đầu” và “so với”

Bạn nên thử thăng hạng cho các từ khóa với phần mở rộng như bên trên.

2. Thiết kế trình tự chăm sóc mà giúp họ chọn bạn

Trình tự chăm sóc là một chuỗi (thường là email) được thiết kế để giải thích vì sao bạn khác biệt, vì sao họ nên mua ở chỗ bạn và hướng họ tới quyết định mua hàng. Cách tốt nhất để xây dựng trình tự chăm sóc là tưởng tượng nó như một bộ phim. Giống như một câu chuyện tốt, một bộ pim phải có: Cốt truyện. Trình tự chăm sóc phải có cốt truyện dẫn dắt, cốt truyện ra sao thì tùy bạn, với nó bạn có thể tạo ra từng thành phần trong chuỗi.

Một số ý tưởng để bạn làm cho chuỗi email của mình:

4. Chuyển đổi (Conversion)

Khách hàng đã bị thuyết phục rằng bạn chính là giải pháp đúng đắn cho vấn đề của họ. Vậy mọi thứ bạn cần làm là cho họ 1 cú hích nhẹ – một lý do hấp dẫn để họ mua hàng.

Có nhiều thứ bạn có thể làm:

Nguồn: Sưu tầm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Exit mobile version