Site icon ECPMedia, phòng Marketing thuê ngoài trên 20 năm kinh nghiệm

Những lợi ích của kinh doanh trên mạng xã hội

Những lợi ích của kinh doanh trên mạng xã hội

Với sự bùng nổ của các mạng xã hội hiện nay, kinh doanh trên các nền tảng này đang là phương án được rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, mỗi trang mạng xã hội lại phù hợp với một mục tiêu và chiến lược riêng. Vậy nên, người bán cần tìm hiểu cách thức hoạt động của từng nền tảng để tận dụng được chúng tốt nhất.

Kinh doanh trên mạng xã hội mang lại những lợi ích gì?

Thị trường khổng lồ

Đi cùng với sự phát triển của công nghệ, nhu cầu mua sắm online đang ngày càng tăng cao. Ngoài những sàn thương mại điện tử, nhiều khách hàng thường có thói quen lướt xem thông tin trên các trang mạng xã hội rồi lựa chọn mua hàng.
Các nền tảng này giúp người mua, người bán dễ dàng trao đổi các thông tin với nhau, như việc cùng nhau chia sẻ thông tin sản phẩm, tham khảo ý kiến của những người mua hàng khác hay tư vấn sản phẩm,…

Social Selling

Social selling là phương pháp bán hàng bằng cách xây dựng mối quan hệ cá nhân trên các nền tảng xã hội. Mục tiêu là tìm kiếm và xác định được nhu cầu và sở thích riêng của người mua, hướng mục tiêu tới những người gần với những tiêu chí đó trên mạng xã hội, rồi tiến hành chuyển đổi. Đây còn được xem là quá trình nghiên cứu, tìm kiếm, chọn lọc và tương tác với khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội.

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng qua các trang mạng xã hội. Ảnh minh họa: Internet.

Tăng độ nhận diện trên mạng xã hội

Khi xuất hiện nhiều hơn trên mạng xã hội, thương hiệu sẽ tăng hiện diện và danh tiếng, nhiều khách hàng sẽ chú ý đến sản phẩm và dịch vụ hơn. Khi có được một lượng khách hàng nhất định, thương hiệu đó có thể sử dụng chính dữ liệu đó để tiếp tục truyền thông thu hút khách hàng mới. Điều cần chú ý là thương hiệu cần tiếp cận đúng phân khúc khách hàng, lựa chọn nền tảng xã hội phù hợp để tối ưu chi phí bỏ ra.

Đến gần hơn với khách hàng

Các mạng xã hội thường khá dễ dàng sử dụng. Các nền tảng này thường cho phép người dùng chia sẻ đa dạng các phương tiện hình ảnh, âm thanh, video,… Điều này giúp hai bên mua – bán thuận tiện và dễ dàng trao đổi hơn. Nhà kinh doanh có thể quảng cáo sản phẩm, cập nhật thông tin, chính sách, chương trình,… một cách đơn giản hơn và hiệu quả, từ đó người tiêu dùng cũng có thể nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng hơn.

Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh

Mạng xã hội là nơi cập nhật nhiều tin tức mới nhất, hot nhất của một thương hiệu. Thương hiệu nào cũng cần thu hút khách hàng qua những chiến lược marketing của riêng mình. Từ đó, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể dễ dàng quan sát, tìm hiểu về các chiến lược content, PR, chính sách khuyến mãi,… của bên đối thủ để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm bên mình.

>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của các nền tảng mạng xã hội trong quá trình SEO website

Một số trang mạng xã hội và tiềm năng kinh doanh của mỗi nền tảng

Facebook

Facebook có khoảng hơn 3,5 tỷ người dùng hoạt động thường xuyên. Trong đó, Messenger có hơn 1,3 tỷ người dùng và hơn 40 triệu doanh nghiệp sử dụng Messenger cho giao tiếp nội bộ. Sử dụng Facebook Marketing sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy kinh doanh, tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng.

Mạng xã hội Facebook thu hút được lượng lớn người dùng. Ảnh minh họa: Internet.

Instagram

Instagram được thành lập năm 2010 và đã được Facebook mua lại năm 2012. Nền tảng này tập trung phổ biến ở giới trẻ với đặc trưng chia sẻ hình ảnh và video. Instagram có hơn 1 tỷ người dùng hoạt động mỗi tháng và khoảng 500 triệu Story được tạo ra mỗi ngày.

Twitter

Twitter chuyên dùng để truyền tải thông tin với giới hạn nhất định. Một post của Twitter đăng được tối đa 4 ảnh, giới hạn thời lượng video và số lượng ký tự là 280. Mỗi tháng, Twitter có hơn 330 triệu người dùng và hơn 6000 tweet được đăng tải mỗi giây.

Youtube

Youtube không hoàn toàn được coi là mạng xã hội vì còn được gọi là nền tảng video. Youtube là trang web được truy cập nhiều thứ 2 trên thế giới sau chỉ sau Google với hơn 2,1 tỷ người dùng truy cập mỗi tháng. Tận dụng nền tảng này và thực hiện Marketing Youtube sẽ giúp doanh nghiệp phát triển kinh doanh.

TikTok

TikTok mới ra mắt vào năm 2016 và đã phát triển vượt trội vào những năm gần đây. TikTok là nền tảng mới nhưng đầy hứa hẹn với các nhà kinh doanh vì đặc điểm riêng của TikTok là truyền tải bằng những video ngắn dễ gây cảm xúc tác động lên người dùng. TikTok đạt khoảng gần 2 tỷ lượt tải về và 83% người dùng hoạt động tích cực, đăng tải video trên nền tảng này.

TikTok là nền tảng mạng xã hội mới đầy tiềm năng kinh doanh. Ảnh minh họa: Internet.

Ngoài những nền tảng trên còn có một số trang mạng xã hội khác cũng được ưa chuộng và có những đặc trưng riêng biệt như LinkedIn (tạo dưng social selling và tuyển dụng), Pinterest (mua sắm với hình ảnh trực quan), Snapchat (trao đổi bằng hình ảnh sáng tạo), Twitch (livestream, làm content, Influencer,…).

Lời kết

Mạng xã hội giúp các thương hiệu tiếp cận được lượng khách hàng lớn mạnh với đa dạng các nhu cầu và sở thích. Các thương hiệu cần tìm ra những nền tảng phù hợp với sản phẩm và định hướng phát triển của mình để tận dụng tối đa ưu điểm của chúng. Các doanh nghiệp và người bán hàng nhỏ lẻ không nên sử dụng quá nhiều nền tảng cùng một lúc, vừa khó xây dựng và quản lý, vừa tốn kém chi phí nhưng không hiệu quả.

Nguồn: Tổng hợp.

Exit mobile version