Site icon ECPMedia, phòng Marketing thuê ngoài trên 20 năm kinh nghiệm

Starbucks đã vận dụng những yếu tố của marketing mix như thế nào?

Starbucks đã vận dụng những yếu tố của marketing mix như thế nào?

Ngày nay, khi mà bất kì ngành nghề nào cũng có sự xuất hiện của marketing mix, mọi người dần được tiếp cận nhiều hơn với công việc này. Nhiều người nghĩ rằng marketing chỉ bao gồm hoạt động quảng cáo. Trên thực tế, điều này liệu có thực sự đúng? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

>> Xem thêm: 8 tips sử dụng video trong email marketing hiệu quả nhất

Những yếu tố tạo nên nguyên lý marketing mix

Theo thuật ngữ “Marketing mix” được đặt bởi Neil Borden vào năm 1953, mô hình này xoay quanh 4 yếu tố cơ bản. 4 yếu tố quyền lực đó được gọi là 4P, bao gồm Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến thương mại). Doanh nghiệp muốn tiếp cận khách hàng mục tiêu và tối đa hóa lợi nhuận thì cần cân đối tốt 4 yếu tố nói trên. Tuy nhiên, sản phẩm thực sự tốt là điều quan trọng nhất.

 

Song song với sự phát triển của nền kinh tế, marketing mix cũng được cải tiến từ truyền thống trở nên hiện đại hơn. Các doanh nghiệp bây giờ không chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân họ, những gì họ dành được trên trường, mà họ còn cần phải quan tâm đến lợi ích chung của toàn xã hội. Người ta gọi đó là quan điểm Marketing vị xã hội. Thực hiện được điều này sẽ mang lại hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Tuy nhiên, để thực hiện được quan điểm này tốn kém rất nhiều công sức và chi phí.

Ý nghĩa của 4P với doanh nghiệp

Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ tổ chức nào cũng phải đáp ứng đủ 4P để có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Tuân thủ theo mô hình này một cách nghiêm ngặt có nghĩa là doanh nghiệp phải đặt khách hàng là trung tâm của sự giao thương. Đó là khi công ty coi lợi ích khách hàng là trên hết và bán cái khách hàng cần.

Để làm tốt hoạt động kinh doanh của mình, họ cần phải trả lời được những câu hỏi sau:

>> Xem thêm: 8 tips giúp viết bài bán hàng ấn tượng cho website và fanpage facebook

Phân tích 4P trong chiến lược marketing mix của Starbucks

Được biết đến là thương hiệu đồ uống đến từ Hoa Kỳ, Starbucks hiện đang sở hữu hệ thống cửa hàng lớn tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh,… Starbucks đã làm điều đó như thế nào?

Vài nét về Starbucks

Starbucks là thương hiệu cafe được thành lập năm 1971 bởi Howard Schultz tại Mỹ. Hiện nay, Starbucks trở thành chuỗi cửa hàng trên toàn thế giới với hơn 17,000 cửa hàng tại trên 50 quốc gia. Đồ uống này lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2013 tại thành phố Hồ Chí Minh.

 

Theo nghiên cứu về các thương hiệu đồ uống nổi tiếng, điểm USP (yếu tố phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác) của Starbucks khá cao khi xét về khía cạnh chất lượng và độ đa dạng của sản phẩm mà họ cung cấp. Đặc biệt, Starbucks được ưu ái cói là “nơi chốn thứ ba” chỉ sau gia đình và cơ quan làm việc.

Điều làm cho Starbucks khác biệt nhất với các thương hiệu đồ uống tại thời điểm nó xuất hiện là việc họ biết áp dụng tốt các yếu tố marketing mix từ rất sớm. Trong một TVC, Starbucks đã ngầm nhắc đến triết lý kinh doanh của mình: “Đội ngũ nhân viên pha chế của chúng tôi luôn cố gắng làm hài lòng các bạn. Nếu có vấn đề gì không ổn, xin hãy cho chúng tôi biết. Chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục ngay lập tức”. Điều này có nghĩa họ luôn biết ơn và tôn trọng khách hàng – người trực tiếp mang lại lợi nhuận của công ty. Không chỉ vậy, Starbucks coi nhân viên của mình là những “người cộng sự” cho thấy sự văn minh trong cách quản lý của họ.

P1 – Product: Sản phẩm của starbucks

Yếu tố đầu tiên của marketing mix được coi là chữ P quan trọng nhất. Sự xuất hiện hay chất lượng của sản phẩm quyết định đến sự tồn tại của những yếu tố còn lại. Đây cũng là một yếu tố cốt lõi góp phần làm nên sự thành công của doanh nghiệp.

Với tư duy không ngừng đổi mới, qua nhiều năm hoạt động, Starbucks vẫn giữ thói quen ra mắt những đồ uống mới theo từng mùa, từng thời kỳ. Tại Việt Nam nói riêng, vào những dịp được nhiều người quan tâm như ngày tết, ngày phụ nữ Việt Nam, Giáng Sinh,… cũng được Starbucks mang đến những thiết kế cốc hay đồ uống mới.

Quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về nhu cầu của Starbucks đã rút ra những tiêu chí khác nhau về cafe mà họ cung cấp:

 

 

Starbucks nhận thấy tiềm năng trong kinh doanh các loại đồ uống ngoài cafe cùng với những loại phụ kiện đồ uống khác. Để thỏa mãn mọi “điểm chạm” của khách hàng, doanh nghiệp phát triển những loại đồ uống không có cafe. Dần dần, những sản phẩm này được ưa chuộng hơn cả những sản phẩm có cafe của starbucks.

P2 – Price: Giá bán sản phẩm

Yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định mua của khách hàng. Điều dễ thấy ở Starbucks là giá cả cao hơn so với giá trung bình các thương hiệu đồ uống khác. Đây có thể là một điểm trừ làm giảm lợi thế cạnh tranh của thương hiệu. Giá cả cao là vì giá thành sản xuất đáng kể, cộng với danh tiếng của một thương hiệu nổi tiếng. Chính vì vậy, vẫn rất nhiều người trung thành với thương hiệu này bởi vì sản phẩm của nó thực sự tốt.

Rất nhiều lần cafe Việt Nam được đặt lên bàn cân so sánh với cafe Starbucks. Trong khi cafe Việt Nam rẻ và có mùi vị đặc trưng thì cafe Starbucks lại được chọn lọc kỹ lưỡng và được lấy từ rất nhiều nguồn trên thế giới. Hơn nữa, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, quy trình chế biến độc quyền và nghiêm ngặt. Chính vì vậy, sản phẩm đến từ Starbucks có mức “giá hợp lý” so với chất lượng.

 

 

Tại thị trường Việt Nam, người ta cũng thấy Starbucks áp dụng quan điểm marketing vị xã hội. Tận dụng giá cả để đánh vào tâm lý khách hàng, Starbucks giảm giá 10,000 đồng cho mỗi đồ uống của thành viên Starbucks khi họ sử dụng sản phẩm bình, cốc của thương hiệu để đựng đồ uống. Hiện nay, chương trình ưu đãi này còn được nâng cấp bằng việc chỉ cần khách sử dụng lại cốc đồ uống trước đó của Starbucks. Điều này giúp giảm thiểu cốc nhựa thải ra môi trường. Bên cạnh đó, việc làm thành viên của Starbucks cũng được hưởng nhiều ưu đãi về đồ uống, giá cả vào những dịp lễ hội, ngày sinh nhật của khách hay ngày kỉ niệm thành lập của Starbucks,…

P3 – Place: Phân phối sản phẩm

Vẫn với tiêu chí tạo sự thuận lợi tối đa cho khách mua hàng, tại Starbucks, mọi người có thể mua hàng qua nhiều kênh khác nhau. Ngoài những cửa hàng xuất hiện chủ yếu ở thành phố lớn, người tiêu dùng có thể mua sắm trên cửa hàng trực tuyến, qua ứng dụng Starbucks,… Kênh phân phối online đang chứng tỏ thương hiệu này thích ứng tốt với thay đổi của môi trường kinh doanh và cập nhật những xu hướng rất nhanh và chính xác.

 

Nắm được thói quen của dân văn phòng về việc sử dụng cafe, Starbucks liên kết với các công ty khác để đặt cửa hàng trong tòa nhà của họ. Điều tương tự cũng được thực hiện tại các cửa hàng tiện lợi, khách sạn sang trọng, sân bay – là những nơi có nhiều người qua lại một ngày. Nhờ đó, Starbucks mở rộng thị phần một cách chóng mặt. Cho đến nay, sản phẩm của Starbucks đã có mặt tại hơn 40,000 cửa hàng tạp hóa, trong đó có tận 33,000 cửa hàng tại Hoa Kỳ. Con số khổng lồ này chứng minh rằng việc tối ưu hóa chữ P thứ ba – Place – đã giúp Starbucks thể hiện vị thế số một của mình trên thị trường quán cà phê và cung cấp đồ uống cao cấp.

P4 – Promotion: Xúc tiến thương mại

Nếu doanh nghiệp đã biết cách làm cho sản phẩm, giá cả và phân phối đã đủ tốt thì làm thế nào để khách hàng biết đến, yêu thích và mua sản phẩm cũng là một vấn đề vô cùng nan giải. Starbucks đã có một chiến lược thông minh để khuếch đại danh tiếng và độ phủ sóng của mình. Thay vì chi ra 727,7 triệu đô vào truyền thông như McDonald’s thì Starbucks chỉ chi ra 16,6 triệu đô cho việc đó. Thế nhưng nếu chỉ truyền thông thôi thì chưa thể làm nên Starbucks lớn mạnh như hiện nay. Công ty đã chọn cách chi hơn 700 triệu đô để dành được vị trí đắc địa cho các cửa hàng. Song, việc in logo lên cốc, áo, bình giữ nhiệt, và một số đồ dùng cá nhân khác là cách công ty lan tỏa thương hiệu đến khắp mọi nơi.

 

 

Tại Việt Nam, khi người mua sở hữu thẻ thành viên, ưu đãi đặc biệt dành cho họ là được tặng một đồ uống miễn phí khi chi tiêu 200,000 đồng đầu tiên. Ngoài ra, vào ngày sinh nhật, khách hàng được tặng miễn phí một chiếc bánh, thay lời chúc mừng và quan tâm của cửa hàng đến người sử dụng dịch vụ. Chính nhờ những khuyến mãi này đã thúc đẩy quá trình marketing truyền miệng, đưa Starbucks đến gần hơn với khách hàng.

>> Xem thêm: Những cách đặt tiêu đề hấp dẫn cho quảng cáo Facebook

 

 

Chiến lược của Starbucks thể hiện rõ những yếu tố cơ bản trong marketing mix. Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu được phần nào tầm quan trọng của 4P trong kinh doanh và xây dựng thương hiệu của một doanh nghiệp.

Với hơn 15 năm chinh chiến trong lĩnh vực marketing, ECP Media tự tin hiểu được khách hàng muốn gì. Quá trình hoạt động đã mang đến cho công ty nhiều bài học và những kinh nghiệm quý giá. Nhờ đó, đến nay công ty đã và đang trở thành phòng marketing thuê ngoài được nhiều doanh nghiệp tín nhiệm.

Với ECP Media, truyền thông không còn là một bài toán khó. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn về giải pháp truyền thông hiệu quả nhất!

Exit mobile version