Bài PR là loại hình quảng cáo được hầu hết các doanh nghiệp hiện nay lựa chọn để truyền thông. Bài PR có thể được viết theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên phù hợp với doanh nghiệp hơn cả là 3 kiểu bài PR dưới đây!
3 kiểu bài PR doanh nghiệp được sử dụng phổ biến
Bài PR một được chính doanh nghiệp đăng trên chính web chính thức của doanh nghiệp, hai là đăng trên các tờ báo lớn. Thậm chí có một số dạng bài PR là nội dung của các bản thông cáo báo chí. Với những tiêu chí về hình thức thể hiện cũng như nội dung có trong các bài PR hiện có trên thị trường, có 3 kiểu bài với 3 cách viết khác nhau sau đây: bài PR dưới dạng một bài phóng sự (nhân vật, sự kiện, sản phẩm…), dạng thứ hai là bài PR dưới dạng bài quảng cáo, cuối cùng là dạng bài PR dưới dạng bài phản ánh.
Bài PR là hình thức truyền thông được hầu hết doanh nghiệp hiện nay sử dụng
Đầu tiên, với mỗi dạng bài PR báo chí đều có chung một kiểu mẫu ngôn ngữ: Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở thông tin và chứa đựng các ý nghĩa thông tin. Nó phản ánh được chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng nhằm thúc đẩy tiến bộ của xã hội. Cách viết ngắn gọn, súc tích kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhiều phong cách. Tuy nhiên ở mỗi dạng bài khác nhau thì có cách triển khai khác nhau.
1. Dạng bài PR phóng sự
Bài PR phóng sự cũng sử dụng kết cấu hình tháp ngược và kết cấu hình chữ nhật cho bài viết của mình. Ưu điểm khi sử dụng kết cấu này cho các bài PR phóng sự, thông tin sẽ được cân bằng so với đề tài bài viết triển khai. Áp dụng những kết cấu trên, phóng sự dành cho các bài PR mang lại chất lượng nội dung cao.
Sau sapo bài nên triển khai nội dung thông tin cụ thể. Tại đây, thông tin tư vấn, chỉ dẫn và phản ánh một điều gì đó ví dụ như cảnh đẹp, một khu du lịch với đầy đủ tiện nghi. Tổng thể bài PR dưới dạng phóng sự này phải cung cấp thông tin cho người dùng ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Bài PR dạng phóng sự cung cấp thông tin ở nhiều khía cạnh khác nhau cho người dùng
– Về cấu trúc câu: Câu văn sử dụng trong phóng sự PR rất đa dạng, phong phú không hề tạo cảm giác đơn điệu, có khuôn mẫu như trong một số thể loại khác. Nếu trong bài SEO người ta thường gặp duy nhất một kiểu thì trong phóng sự có mặt tất cả các kiểu câu như là: câu hỏi, câu cảm thán câu trần thuật, câu cầu khiến…
– Về từ vựng: Từ vựng của phóng sự PR giàu tính biểu cảm. Gắn liền với việc sử dụng các từ ngữ, in đậm dấu ấn cá nhân, lối nói giàu hình ảnh, vì thế cực kì sinh động mang đến tính hấp dẫn hay sẽ phần nào gây được ấn tượng đối người quan tâm đến sản phẩm, với người đọc.
– Về các biện pháp tu từ: Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, thành ngữ, tục ngữ, và cả nghệ thuật chơi chữ.
2. Dạng bài PR phản ánh
Cũng như các bài phóng sự PR, phản ánh PR cũng được viết theo hai kiểu cấu trúc: hình tháp ngược và hình chữ nhật. Một số bài phản ánh được viết theo kết cấu hình chữ nhật. Ngôn ngữ trong thể loại phản ánh là sự kết hợp giữa tính chất khách quan trực tiếp với tính chất logic chặt chẽ.
Bài PR phản ánh là sự kết hợp giữa tính khách quan và tính logic chặt chẽ
– Về cấu trúc câu: Câu ngắn và sử dụng cấu trúc câu chủ ngữ – động từ – tân ngữ.
– Về từ vựng: Mỗi lĩnh vực PR thì có một lớp từ vựng rất đặc trưng và khác nhau. Đối với thể loại phản ánh, từ vựng được dùng rất sắc bén, mang tính khách quan cao.
– Về các biện pháp tu từ: Thể loại bài phản ánh chủ yếu sử dụng các biện pháp tu từ ít hơn so với phóng sự hay dạng bài editorial. Do tính chất phải phản ánh sự việc một cách khách quan nên hầu hết các bài phản ánh hạn chế sử dụng các biện pháp tu từ đặc biệt là nói giảm, nói tránh, ẩn dụ, hay là chơi chữ… tuy nhiên ở mức độ nào đó thì các bài phản ánh PR cũng đã vận dụng tốt các biện pháp tu từ trong khả năng cho phép để làm nên một bài phản ánh PR đạt hiệu quả truyền thông cao.
3. Bài PR quảng cáo (Editorial)
Với dạng bài này, kết cấu chủ yếu là hình chữ nhật. Như đã lí luận ban đầu, đây là dạng bài quảng cáo nên việc phân bố thông tin đều và đầy đủ cho bài viết là rất quan trọng. Với dạng bài này, tác giả bài viết không đặt nặng vấn đề PR sản phẩm mà chủ yếu là đưa đến những thông tin đánh trúng tâm lí người đọc: họ cần gì; thích gì…. Kết cấu này, sử dụng với dạng bài editorial đã thực sự làm tăng hiệu quả của bài viết. Nó giúp người đọc định hình được thông tin của bài viết đưa ra. Tóm lại mọi thông tin trong bài viết đều quan trọng như nhau.
Bài PR quảng cáo đăng báo lớn cần trau chuốt ngôn từ sao cho thật hấp dẫn
Ngôn ngữ của dạng bài này cần trau chuốt hấp dẫn hơn rất nhiều so với các dạng bài khác. Đây là dạng viết bài PR khó viết nhất, đòi hỏi người viết phải hiểu thật rõ về sản phẩm, dịch vụ của công ty cũng như nắm bắt được tâm lý người đọc.
Một bài PR thực sự hay và đánh trúng tâm lý người đọc sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc quảng bá hình ảnh doanh nghiệp. Một trong những mục đích chính của bài PR là tạo niềm tin về sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp nơi người dùng theo hình thức khách quan. Nhìn chung, để viết được một bài PR hay, đáp ứng được nhu cầu của cả doanh nghiệp cũng như người đọc là chuyện không hề đơn giản!
Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn hình thức thuê outsource dịch vụ viết bài PR tại các đơn vị quảng cáo uy tín để đảm bảo chất lượng bài viết. Các agency quảng cáo với đội ngũ làm content chuyên nghiệp là một sự lựa chọn không tồi! Họ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hết mình để sáng tạo ra những bài PR thực sự “chất” với mức giá hợp lý.
ECPVietnam là đơn vị cung cấp giải pháp Marketing khôn ngoan cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mô hình Phòng truyền thông Online Đồng hành. Chúng tôi đang hoạt động hiệu quả với 8 đội nhóm: đội Kỹ thuật, đội Nội dung, đội Đồ họa, đội Video, đội Google, đội Facebook, đội Email, đội SEO, hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp thực hiện chiến dịch truyền thông trực tuyến hiệu quả với chi phí hợp lý nhất!
Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ online marketing của ECPVietnam, khách hàng liên hệ:
Công ty Cổ phần Xúc tiến Thương mại điện tử
Tầng 4, Tháp B Tòa nhà Central Point, 219 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 024 62602736
Email: support@ecpvn.com
Website: http://ecpmedia.vn