Brand Positioning, hay định vị thương hiệu là thuật ngữ quen thuộc với các doanh nghiệp trong quá trình làm marketing nói chung và thương hiệu nói riêng. Vậy làm thế nào để xây dựng một chiến lược định vị thương hiệu tối ưu cho các doanh nghiệp SMEs?
1. Xác định chân dung khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu (hay thị trường mục tiêu) được hiểu là tập hợp các cá nhân hay nhóm người mà sản phẩm của bạn hướng tới. Nói cách khác họ là người có thể bỏ tiền ra để mua sản phẩm dịch vụ mà bạn cung cấp. Vì vậy, việc xác định đúng đối tượng này sẽ giúp cho công tác định vị chính xác, tối ưu hơn.
Và khi xác định đúng đối tượng khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp bạn đưa ra các chiến lược định vị được rõ ràng và cụ thể hơn.
Muốn biết chi tiết chân dung khách hàng mục tiêu của mình, bạn cần trả lời 5 câu hỏi sau:
Who: Ai sẽ là người mua? Ai sử dụng? Ai gây ảnh hưởng?…
What: Họ tìm kiếm điều gì ở sản phẩm?
Why: Tại sao họ quan tâm tới điều đó? Họ mua để làm gì?
Where: Họ ở đâu? Thuộc tầng lớp nào? Địa điểm mua sắm nào gần gũi với họ?
When: Họ mua khi nào? Vào dịp nào?
2. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Trên thị trường luôn luôn tồn tại những đối cạnh tranh. Bản chất của định vị là khiến người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu, sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Vì vậy, doanh nghiệp cần có các chiến lược định vị khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Bạn cần tập trung đo lường những phản hồi của khách hàng về sản phẩm hiện có, so sánh các đặc tính thương mại, kỹ thuật… và xác định sự khác biệt của mình trong mối tương quan đó.
3. Nghiên cứu các thuộc tính sản phẩm
Thuộc tính của sản phẩm có ảnh hưởng lớn tới quyết định mua của khách hàng. Cho nên bạn có thể phân tích các thuộc tính sản phẩm dựa trên 2 nhóm chính:
Đặc điểm sản phẩm: Thành phần, nguyên liệu, công nghệ, lợi ích, hiệu quả sử dụng, bao bì, nhãn mác…
Dịch vụ thương mại: Chế độ bảo hành, thanh toán, khuyến mãi, chính sách sau bán hàng…
4. Lập bản đồ định vị
Sơ đồ định vị là những trục tọa độ thể hiện giá trị của các thuộc tính khác nhau mà nhà nghiên cứu có thể dựa vào đó xác định vị trí sản phẩm của mình trong tương quan với đối thủ cạnh tranh. Thông thường doanh nghiệp sẽ lập chiến lược định vị thông qua giá và chất lượng.
Ngoài ra, SMEs có thể định vị doanh nghiệp theo các chiến lược sau: định vị dựa vào tính năng, định vị dựa vào mối quan hệ, định vị dựa vào mong ước, định vị dựa vào vấn đề/ giải pháp, định vị dựa vào đối thủ, định vị dựa vào cảm xúc, định vị dựa vào công dụng của sản phẩm, dịch vụ.
5. Quyết định chiến lược định vị
Sau một loạt nghiên cứu, phân tích, doanh nghiệp cần cân nhắc 2 điều kiện sau để đưa ra chiến lược định vị phù hợp.
+ Mức cầu dự kiến của thị trường: Nếu doanh nghiệp có ngân sách lớn và muốn phủ sóng thị trường về giá thì có thể chọn định vị phân khúc khách hàng có thị phần lớn và lấy giá cả làm lợi thế cạnh tranh. Còn nếu muốn tập trung thì doanh nghiệp nên tập trung vào phân khúc mục tiêu với các thuộc tính phù hợp.
+ Mức độ cạnh tranh giữa các sản phẩm hiện có trên thị trường: Hai thương hiệu cùng một sản phẩm sẽ tạo nên những cảm nhận giống nhau trong tâm trí người dùng nhưng có sự khác biệt về cách sử dụng. Vì vậy có thể định vị một thương hiệu khác với đối thủ nhờ vào đặc tính này.
Trên đây là các bước giúp bạn định vị được thương hiệu của mình trên thị trường. Hy vọng thông tin này sẽ đóng góp ít nhiều vào sự hình thành và phát triển doanh nghiệp của bạn.
Với hơn 15 năm chinh chiến trong lĩnh vực marketing, ECP Media đã và đang trở thành phòng marketing thuê ngoài được nhiều doanh nghiệp tín nhiệm, đem đến lợi nhuận tuyệt vời cho khách hàng.
Liên hệ ngay ECP Media qua hotline 0982036296 – 0945945225 hoặc website https://ecpmedia.vn/ để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn nhanh nhất nhé!
Nguồn sưu tầm