Khi đất nước đang hòa bình, Việt Nam lại tiếp tục cuộc chiến trường kỳ chống lại Covid-19 đầy cam go và nguy hiểm. Nền kinh tế lúc này đang phải hứng chịu tổn thất nặng nề để thích nghi với trạng thái bình thường mới. Chính vì vậy, việc xây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu của mỗi doanh nghiệp trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. 

Làm thế nào để duy trì thương hiệu mạnh?

Một thương hiệu đủ mạnh là khi hình ảnh về sản phẩm hay một doanh nghiệp luôn tồn tại trong tâm trí của khách hàng. Đó là khi nhắc đến một sản phẩm nào đó, sản phẩm với thương hiệu của doanh nghiệp nảy ra ngay trong đầu. Giống như việc ta nhắc đến mì tôm, đa số mọi người đều nghĩ ngay đến Hảo Hảo. Thậm chí, chỉ cần nhắc đến một đặc tính của sản phẩm khách hàng cũng có liên tưởng đến doanh nghiệp. Đó là thành công khi gây dựng thương hiệu của Sony với câu slogan quen thuộc “nét như Sony”. Tuy nhiên, để đạt được điều này đòi hỏi cả một chặng đường dài nỗ lực của mọi thành viên trong doanh nghiệp. 

5 gợi ý để xây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu của bạn

Ly mì tôm Hảo Hảo “huyền thoại”

Những tiêu chí dưới đây sẽ giúp công ty của bạn xây dựng và duy trì một thương hiệu mạnh, có tính cạnh tranh cao:

  • Nâng cao chất lượng hoạt động tuyển dụng: Từ khảo sát của hơn 70% người chịu trách nhiệm tuyển dụng trên thế giới, thương hiệu của doanh nghiệp quyết định rất lớn trong việc quyết định nộp đơn của ứng viên. Chẳng nhân viên có năng lực nào muốn cống hiến cho một tổ chức mang tiếng ác như văn hóa doanh nghiệp thấp, đãi ngộ bèo bọt, môi trường không hòa đồng, sếp hay áp đặt, không hiểu tâm lý nhân viên,…
  • Khả năng tăng lợi nhuận: Tận dụng sự nhạy cảm về giá của khách hàng để cải thiện mức lợi nhuận ròng của công ty. Một thương hiệu mạnh sẽ đủ khả năng để điều chỉnh giá ở mức cao hơn mà người tiêu dùng vẫn quyết định mua. Để làm được điều này, cốt lõi là sản phẩm, dịch vụ của công ty phải thực sự tốt và cạnh tranh trên thị trường.
  • Nhiều khách hàng thân thiết: Thuyết phục khách hàng đã khó, giữ chân khách còn khó hơn. Hơn 40% khách hàng cho rằng tính nhất quán và phong độ của doanh nghiệp quyết định trực tiếp đến việc họ có quay lại để cửa hàng lần sau không.
  • Độ bảo mật thông tin cao: Để làm nên thành công của của một thương hiệu chắc chắn không thể thiếu những bí mật doanh nghiệp, công thức bí truyền hoặc bản quyền,… Việc để lộ những thứ này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và tài chính của doanh nghiệp. Nếu để lộ, các đối tác sẽ dè chừng, không muốn hợp tác với công ty vì độ tin tưởng không cao. 
  • Tài chính đủ mạnh để xử lý khủng hoảng: Ngân sách có hạn nhưng biết sử dụng hợp lý và tiết kiệm thì việc quản lý trở nên hiệu quả. Tuy vậy, những hoạt động phát sinh chi phí sẽ cần phải sử dụng đến những quý dự phòng của doanh nghiệp. Đôi khi, chi phí được dùng vào việc quan hệ với báo chí để xử lý khủng hoảng truyền thông, xử lý khủng hoảng kinh tế,… Và những hoạt động này tốn lượng ngân sách rất lớn. Vì vậy, tài chính của công ty phải đủ vững để chống chọi với những biến động bất ngờ. 

 

5 gợi ý để xây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu của bạn

 

5 tips hiệu quả để cải thiện sức mạnh và giá trị thương hiệu của bạn

Quá trình xây dựng thương hiệu không đơn giản là những yếu tố hữu hình như logo, slogan, màu sắc chủ đạo,… nó còn được thể hiện rất nhiều bằng việc công ty có thực sự hiểu khách hàng hay không. Doanh nghiệp phải luôn coi khách hàng là trung tâm và đặt sự hài lòng của họ lên hàng đầu. Bên cạnh đó, triết lý kinh doanh, sự biểu hiện trên mạng xã hội, văn hóa của doanh nghiệp góp phần không nhỏ xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng và đối tác. Những thủ thuật dưới đây sẽ thúc đẩy quá trình phát triển và nâng cao giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp

Hiểu khách hàng của doanh nghiệp

Mục đích kinh doanh của doanh nghiệp bạn là gì? Cốt yếu vẫn là để phục vụ và thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng. Họ là người quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp.

Hãy xác định được khách hàng mục tiêu và những gì sản phẩm của bạn có thể cung cấp cho họ. Từ đó, trau dồi mối quan hệ bằng việc chăm sóc khách hàng. Điều đó góp phần giữ chân khách để họ luôn hài lòng khi quay lại cửa hàng. Đây như một cách tác động trực tiếp vào tiềm thức của khách hàng về những chi tiết đẹp để xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp

Xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu toàn diện

Bộ nhận diện thương hiệu cần được lan tỏa thay vì chỉ bó hẹp ở bộ phận marketing và bán hàng. Những chi tiết nhỏ của thiết kế hay một cử chỉ nhỏ của nhân viên mặc áo công ty cũng làm nên thương hiệu. Đặc biệt, sản phẩm thể hiện thương hiệu rất rõ nét qua bao bì, chất lượng,… Ngoài ra, thương hiệu cũng không thể thiếu những tuyên bố về sứ mệnh và tầm nhìn.

Nếu không muốn gặp làn sóng dư luận gay gắt, hãy cẩn thận khi sử dụng các yếu tố liên quan đến vấn đề nhạy cảm như phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính. Một ví dụ tiêu biểu khi thương hiệu thời trang H&M đăng hình ảnh một em bé da màu mặc áo với dòng chữ “chú khỉ trong rừng xanh”. Do hình ảnh đó, búa rìu dư luận chĩa về H&M với cái mác phân biệt chủng tộc, thiếu tôn trọng người da màu. Sai lầm này đã khiến nhiều người lựa chọn tẩy chay đồ của H&M.

 

5 gợi ý để xây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu của bạn

Em bé da đen mặc áo có thông điệp nhạy cảm của H&M

 

Thương hiệu cần có tiếng nói riêng

Hãy coi một thương hiệu như một con người và trả lời cho câu hỏi” “thông điệp nó mang lại như thế nào?”, “Các giao tiếp của nó với mọi người như thế nào?” để hiểu được thương hiệu có đang dành được thiện cảm của công chúng hay không. Những nhận định, phát ngôn từ phía doanh nghiệp xây dựng hình ảnh của thương hiệu là một doanh nghiệp như thế nào. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp tuyên bố rằng sẽ không thử nghiệm mỹ phẩm trên động vật như The Body Shop, công chúng sẽ có cái nhìn rất tích cực, yêu mến thương hiệu mỹ phẩm này vì những động thái bảo vệ môi trường động vật của họ.

 

5 gợi ý để xây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu của bạn

Thông điệp “Forever against animal testing” tại cửa hàng của The Body Shop

 

Tiếng nói của thương hiệu được thể hiện bằng âm thanh, bằng chữ viết, hình ảnh,… tuy nhiên, dù là hình thức nào, khách hàng cũng nhận ra là dấu ấn của thương hiệu doanh nghiệp mình.

Cập nhật các yếu tố của thương hiệu nếu cần

Sự thay đổi không ngừng của xã hội thúc đẩy chúng ta luôn phải đổi thay để thích nghi. Dù cho những dấu ấn đó đã tạo điện chấn một thời thì ta cũng không nên cứng nhắc tuân theo vì nó không còn phù hợp ở thời đại mới. Điều này được thấy rất rõ qua thương hiệu Biti’s với câu slogan quen thuộc “Nâng niu bàn chân Việt”. Theo câu nói này, thương hiệu chỉ bó hẹp phục vụ khách hàng trong phạm vi Việt Nam. Vô tình, điều này hạn chế khả năng xuất khẩu và sử dụng bởi các khách hàng nước ngoài, kìm hãm sự thương hiệu vươn ra thế giới. Để phát triển, slogan này đã được thay đổi và thương hiệu áp dụng hình thức pr tươi trẻ mới mẻ. Năm bắt được xu hướng hiện nay, các sản phẩm của Biti’s được pr nhờ vào các sản phẩm âm nhạc của ca sĩ hoặc các bài rap rất bắt tai, dễ ghi nhớ.

 

5 gợi ý để xây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu của bạn

Giày Biti’s phong cách streetstyle bắt kịp xu hướng giới trẻ

 

Áp dụng các nguyên tắc nhận diện thương hiệu một cách nhất quán

Việc xây dựng thương hiệu bằng việc áp dụng nhất quán các nguyên tắc mới có thể tối đa hóa lợi ích của các bên. Sự nhất quán thể hiện được mức độ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên và tạo thiện cảm cho khách khi sử dụng sản phẩm.

 

5 gợi ý để xây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu của bạn

Coca giữ màu đỏ quen thuộc cho hầu hết các thiết kế sản phẩm của họ

 

Để xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, ECP Media sẽ là cánh tay đắc lực cho bạn. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing thuê ngoài, công ty mang đến dịch vụ marketing online tổng thể cho doanh nghiệp, xây dựng website, booking báo chí, tạo tên miền,… Hãy liên hệ với công ty tại website ecpmedia.vn để tìm ra hướng xây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu một cách hiệu quả nhất.

Nguồn: Sưu tầm