Khái niệm Sensory Marketing hay Tiếp thị qua giác quan có vẻ không phổ biến nhưng thực chất đã và đang được các maketer ứng dụng rất nhiều trong tiếp thị sản phẩm, tiếp cận khách hàng trực diện và hiệu quả, đặc biệt là trong marketing online.

Sensory Marketing – Đa dạng hóa trải nghiệm của khách hàng

Sensory Marketing là gì?

Sensory Marketing là phương thức quảng cáo với mục tiêu hấp dẫn các giác quan của con người con người, bao gồm: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Mục đích của phương pháp này là tạo sự gắn kết về cảm xúc giữa người tiêu dùng với sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu. Giúp khách hàng tưởng tượng chính là chìa khóa thành công của phương pháp này.

Sự thật là con người thường đưa ra quyết định dựa trên tình cảm nhiều hơn lý trí. Trong quá trình mua sắm cũng vậy, cảm xúc chi phối khá lớn đến lựa chọn của người mua hàng. Vì vậy, để áp dụng Sensory Marketing, các thương hiệu phải hướng đến việc sử dụng các “chất liệu” đúc kết từ trải nghiệm và cảm xúc của khách hàng. Một người tiêu dùng không chỉ mua những thứ họ cần mà đôi khi họ còn mua những thứ họ muốn và thích thú.

Sensory Marketing được ứng dụng như thế nào?

Thị giác

Có thể nói thị giác là yếu tố ảnh hưởng đến toàn bộ các giác quan còn lại. Ấn tượng phần nhìn là cơ sở để người dùng có thể hình dung ra hình thức, chất lượng… của sản phẩm, đó là lý do giác quan này được ứng dụng nhiều nhất trong marketing.

Nghiên cứu của The Paper Worker cho thấy, một phần ba việc ra quyết định của người tiêu dùng dựa trên thiết kế bao bì sản phẩm. Marketing thị giác là phương thức dùng hình ảnh để gây ấn tượng nhận dạng của thương hiệu và tạo ra trải nghiệm thị giác đáng nhớ cho khách hàng. Trải nghiệm thị giác này không chỉ dừng lại ở thiết kế bao bì sản phẩm mà còn thể hiện ở logo thương hiệu, TVC quảng cáo hay nội thất, cách bày trí tại điểm bán…

>> Video marketing – Hình thức vàng trong làng tiếp thị thời đại 4.0

Sensory Marketing – Đa dạng hóa trải nghiệm của khách hàng

Các trải nghiệm thị giác cần thống nhất với tính cách và định vị của thương hiệu. Điều này khiến người tiêu dùng dễ nhận ra thương hiệu hơn khi nhìn vào bao bì sản phẩm, tăng khả năng ra quyết định mua hàng.

Thính giác

Phần lớn người tiêu dùng có xu hướng tiếp cận đến hình ảnh của thương hiệu trước âm thanh, tuy nhiên điều đó không chứng minh rằng âm thanh kém quan trọng hơn hình ảnh.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng âm nhạc có thể gây ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, làm gia tăng mức độ thỏa mãn cho khách hàng.

Những âm thanh thường xuyên nghe thấy sẽ khiến người nghe cảm thấy quen thuộc và an tâm. Khách hàng cũng vậy. Đó là lý do các thương hiệu thương tạo ra cho mình một âm thanh riêng để ghi lại dấu ấn với người tiêu dùng.

Khứu giác

Trong mua sắm trực tuyến, khách hàng không thể cảm nhận được mùi hương của sản phẩm, vì vậy bạn có thể kích thích ý định và hành vi mua sắm của khách hàng thông qua ngôn từ mô tả. Điều này phụ thuộc vào khả năng sáng tạo của người viết. Có thể sử dụng những từ ngữ chỉ hương thơm cơ bản, quen thuộc với mọi người để mô tả được hương vị chính xác hơn và khách hàng dễ hình dung hơn.

Vị giác

Không phải lúc nào khách hàng cũng có thể trải nghiệm mùi vị thực sự của sản phẩm. Bạn cần dùng ngôn từ để kích phát trí tưởng tượng của người dùng về mùi vị của sản phẩm. Để tác động đến vị giác, ngoài các từ ngữ mô tả, người viết có thể đề cập đến những thành phần có trong sản phẩm để khơi dậy “vị giả tưởng”. Phương pháp tác động đến vị giác và khứu giác đặc biệt hữu hiệu với ngành F&B và dược – mỹ phẩm.

Xúc giác

Cũng tương tự như khứu giác và vị giác, để người dùng cảm nhận được sản phẩm qua xúc giác từ hình ảnh trên fanpage, website là không thể. Giải pháp cho bạn cũng là kích thích trí tưởng tượng của người xem, để họ tự vẽ ra cảm giác khi cầm, nắm, chạm vào sản phẩm, theo định hướng của bạn.

Bạn có thể làm điều này thông qua hình ảnh sản phẩm. Những hình ảnh cần thể hiện rõ cảm giác mà bạn muốn khách hàng cảm nhận. Ví dụ, Huawei đã dùng ảnh chụp các góc nghiêng của chiếc điện thoại trong thiết kế giao diện để người dùng cảm thấy sự bóng bẩy của sản phẩm.

Cùng với đó là sử dụng từ ngữ biểu cảm, miêu tả rõ ràng và mang tính gợi hình.

Ngoài ra, hiện nay công nghệ thực tế ảo cũng trợ giúp nâng cao trải nghiệm người dùng, tạo ra cảm giác xúc giác.

Sensory Marketing – Đa dạng hóa trải nghiệm của khách hàng

Có thể nói, làm marketing là quá trình làm việc với cảm xúc của khách hàng, việc tiếp cận đến 5 giác quan là cách tiếp cận trực tiếp và dễ gây ấn tượng nhất. Chính vì thế Sensory Marketing là một trong những yếu tố tiếp thị nổi bật nhất hiện nay.

Dịch vụ Phòng Marketing thuê ngoài của ECP Media sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những giải pháp về thiết kế website, content quảng cáo, chiến lược tiếp thị… ứng dụng hiệu quả Sensory Marketing để “nắm bắt” khách hàng. Quý khách hàng cần tư vấn, sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ ngay hotline  024.6260 2736 để được để được hỗ trợ.

Nguồn: Tổng hợp