“Content is a king” là chân lý đúng trong mọi chiến dịch truyền thông hay marketing. Ngoài nội dung hấp dẫn, theo kịp xu thế và đánh trúng tâm lý, content còn cần phải được sáng tạo theo những dạng mới để người đọc bớt nhàm chán. Các dạng content sau đây sẽ giúp marketer dễ dàng “chinh phục” khách hàng, đừng bỏ qua nhé!

>>> Những sai lầm “chết người” trong marketing tuyệt đối không nên mắc phải

>>> Hành trình mua hàng của khách hàng trong thời đại 4.0

1. Short Video

Short video là những video với thời lượng cực ngắn chỉ khoảng vài chục giây cho đến dưới 2 phút. Những video như thế này thường được sử dụng trên platform mạng xã hội như facebook , instagram và Vine. Về mặt công sức, short video cũng tốn nhiều thời gian để lên ý tưởng, dàn dựng và quay y như một video thông thường. Nhưng khi tính đến hiệu quả về Marketing trên mạng xã hội, short video lại có ưu thế hơn hẳn:

content marketing

Short video là dạng content marketing đem lại hiệu quả cao

Giảm tỉ lệ thoát video của khách hàng: các video truyền thống thường có độ dài 4 – 5 phút. Trong 4- 5 phút liên tục đó, không phải video nào cũng thành công trong việc khiến khách hàng dán mắt vào màn hình, và khi cảm thấy chán khách hàng sẽ click thoát khỏi video. Thông thường, các CTA của nhãn hàng thường được gửi gắm vào cuối video và lẽ dĩ nhiên, một khi đã bị click thoát, CTA cũng chẳng đến được với khán giả. Short video lại khác, chỉ trong thời gian vài chục giây đến chưa đầy 2’, message đã kịp đến với người xem, thậm chí là trước khi họ chạm đến nút exit.

Tối ưu hoá trên môi trường mobile: Càng ngày càng nhiều người sử dụng điện thoại di động để lướt web. Theo SmartInsight, người dùng internet dành 52% thời gian online trên di động và chỉ chỉ có 42% trên máy tính. (phần còn lại là tablet và các thiết bị khác). Short video sẽ khiến người dùng phải tải ít dung lượng hơn, họ cũng sẽ xem được trọn vẹn cả video kể cả khi mạng không tốt lắm.

Nói được nhiều hơn: Short video dùng số lượng để đè bẹp tính chi tiết của một video thông thường. Nếu người xem chỉ có một lượng thời gian nhất định (chờ bạn ở quán cà phê, đi xe taxi, ngồi trên Uber), sẽ tốt hơn nếu họ xem nhiều video với nhiều thông điệp đa dạng thay vì chỉ xem được đúng 1,2 video chứ nhỉ.

2. User genarated content

User generated content hay còn gọi là content do người dùng tự tạo. Dạng content này được tạo ra bằng cách để người dùng đóng góp các nội dung sáng tạo vào trong kho content của bạn. Theo Bazaar Voice, 64% người dùng trong độ tuổi từ 16 – 35 muốn có nhiều cơ hội hơn để chia sẻ ý kiến về thương hiệu, trong khi Ipso Media CT chỉ ra rằng, mọi người có xu hướng tin vào ý kiến của các thành viên trong cộng đồng (forum, vòng tròn xã hội, mạng) hơn là thông tin từ nhãn hàng.

Ưu điểm của phương thức này là:

– Giảm thiểu chi phí về nội dung: Dù team content trâu bò đến đâu cũng không thể so được với sức mạnh của cộng đồng được. Làm thế nào đội content của Diana tạo được hẳn 17449 post cho chiến dịch #banhbeovodich hay chiến dịch #Nhalanoi có thể thành công nếu không có tận 22,204 content do người dùng tạo ra được chớ.

– Lấy ý tưởng từ cộng đồng: Không ít các ý tưởng thú vị đến từ user generated content.

– Tăng chia sẻ: Người dùng khi có nội dung được đăng tải lại chia sẻ cho những thành viên trong vòng tròn xã hội của họ, giúp tăng reach của content.

– Ở Việt Nam, những mạng xã hội như Lozi, Foody là điển hình cho việc sử dụng User generated content để thành công. Không cần quá nhiều nhân lực làm content nhưng nội dung lúc nào cũng phong phú, up to date nhờ cộng đồng.

3. Live Stream

Live stream thực ra không phải một khái niệm quá mới trong marketing. Youtuber, Twitter user đã sử dụng livestream để làm content từ xưa xửa xừa xưa. Livestream là hình thức truyền hình trực tiếp kết hợp tương tác với người dùng. Các video trên Youtube kiểu giao lưu trực tuyến, phản ứng trực tiếp hay Twitter kiểu phản ứng trực tiếp cũng phổ biến lâu lắc. Nhưng từ khi Facebook cho phép người dùng quay livestream video từ đầu năm 2016, nó đã trở thành công cụ cực bá đạo cho content marketing.

Live video giúp người dùng tương tác với thương hiệu nhiều hơn hẳn so với các dạng thức content thông thường. Bạn cũng có thể đo đếm được luôn hiệu quả của nội dung mình đang truyền tải bằng số lượng người đang theo dõi. Càng nhiều người xem càng chứng tỏ content của bạn đang làm tốt hơn đối thủ.

Một vài lưu ý cho live stream:

– Chất lượng video tốt nhất có thể: Hãy sử dụng một chân máy để đỡ máy quay, điện thoại, đặt chế độ hình ảnh với độ phân giải cao cho người dùng cảm thấy dễ theo dõi hơn.

– Thông báo giờ: Live stream nên là một cú hit trong hệ thống content của bạn. Vì vậy hãy nhắc nhở khán giả của mình bật lên xem thay vì âm thầm post lên nhé. Thasanova với chương trình Khởi nghiệp không ngủ tối thứ năm hàng tuần lúc 12h luôn có post nhắc nhớ mọi người trước khi chương trình diễn ra.

– Chăm chút nội dung, lên kịch bản và hậu livestream: Live stream cần làm có kịch bản, chọn một địa điểm để tiếng có thể lên, dự phòng các vấn đề có thể xảy ra (mất mạng, mất điện chẳng hạn). Sau khi kết thúc video, có thể làm recap cho video để những người chưa xem theo dõi lại và tăng lượng tương tác với bạn.

4. Game

Các trò chơi cũng là một dạng content marketing rất phổ biến và được yêu thích trên các trang mạng xã hội. Có rất nhiều dạng game được sử dụng, từ các công ty lớn chơi sang thiết kế nguyên một app game trên mobile và website của mình như The Body Shop đã làm khi thực hiện marketing cho dòng tea tree oil. Hoặc đơn giản hơn là các game kiểu like share và trúng quà, nhanh mắt nhanh tay, ngẫu nhiên quay số chẳng hạn. Nhã Nam thường xuyên sử dụng hình thức game để lại comment suy nghĩ của bạn về cuốn sách yêu thích và lựa chọn ngẫu nhiên những người được thắng cuộc. Ưu điểm của Game content:

content marketing

Các trò chơi được tận dụng trong chiến lược content của nhãn hàng nhằm gia tăng tương tác với người tiêu dùng

Gia tăng tương tác: mọi người đều có tâm lý ganh đua và xu hướng thích thể hiện mình. Với những game thi đấu có điểm hoặc thử thách năng lực, khách hàng sẽ rất hào hứng tham gia để chứng tỏ bản thân.

Lồng ghép sản phẩm đa dạng: bạn có thể lồng ghép sản phẩm của mình bằng nhiều cách khác nhau. Có thể là vật phẩm trong game, cũng có thể là kho báu.

5. Infographic

Infographic đã quá quen thuộc với cộng đồng làm content marketing. Nhưng không vì cũ mà nó hết hot. Infographic là dạng thức thể hiện thông tin và số liệu bằng hình ảnh trực quan. Những thiết kế cung cấp thông tin phức tạp dưới dạng ngắn gọn và rõ ràng bằng ký hiệu, biểu tượng, bản đồ và các bài viết kỹ thuật.

content marketing

Inphographic cũng là một dạng content hỗ trợ rất tốt cho chiến dịch marketing

Ưu điểm của infographic:

– Content dạng infographic sử dụng rất hữu ach khi cần cung cấp một lượng thông tin lớn.

– Khiến người xem chú ý: mọi người thường bị tác động bởi hình ảnh nhiều hơn là chữ viết. Nhưng hình ảnh đôi khi lại quá trừu tượng hoặc gây xao nhãng. “Kết hợp cả hình ảnh và chữ viết cho hiệu qủa gấp đôi.” – Nghiên cứu bởi Brooke Barnett và Barbara Miller trên tạp chí Newspagper research jourrnal (2010)

– Tăng viral: theo MDG Advertising, các nội dung với hình ảnh giúp gia tăng 94% view so với nội dung text thông thường.

– Phù hợp để chia sẻ: Vì bản thân infographic là một hình ảnh nên khi chia sẻ sẽ dễ dàng hơn trên tất cả các platform. Chỉ cần có thêm một embed code, người dùng có thể lấy và post lên web/blog/facebook v..v.. rồi.

– Có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: Từ kể chuyện về thương hiệu (brand story telling), so sánh sản phẩm với các đối thủ, tạo ra content hữu ích về cách sử dụng sản phẩm.

6. Comic, Meme

Truyện tranh, meme, ảnh chế luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho content marketer. Content bằng truyện tranh, meme là các content sử dụng hình ảnh hoạt hoạ, tranh vẽ, hình ảnh vui nhộn nhằm truyền tải thông tin thay vì sử dụng ngôn từ. Đây cũng là một dạng content sử dụng hình ảnh chủ đạo. Làm content bằng truyện tranh thường rất thú vị, người đọc cũng thấy thích thú khi xem chúng hơn là xem chữ. Các nhãn hàng cũng hay hợp tác với các KOL như Lê Bích bụng phệ, Mèomunđen, Tamypu.

content marketing

Meme hài hước là dạng content marketing dễ lấy được sự chú ý của người đọc

Ưu điểm của content dạng này:

– Ngôi sao sáng của mạng xã hội: Không gì dễ chia sẻ hơn các loại hình ảnh vui vui, bựa bựa.

– Tồn tại rất lâu trên facebook: những content kiểu hình ảnh thường hay được sử dụng lặp đi lặp lại trên facebook, thậm chí là sau khi chiến dịch kết thúc vẫn có người dùng lại content.

7. App

Kỳ công nhất trong việc làm content marketing là dùng App để làm content marketing. App content marketing là việc đưa các nội dung về thương hiệu tích hợp trong ứng dụng điện thoại của nhãn hàng nhằm liên tục nhắc nhớ người dùng về thương hiệu. Sử dụng app trong content marketing đồng nghĩa với việc bạn phải làm mobile marketing và tất nhiên phải có kha khá đầu tư vào công nghệ khi bắt tay vào thực hiện.

Trên thế giới thì không thiếu các ví dụ về content marketing bằng app: Pizza Hut, KFC, Vogue… Ở Việt Nam, có Moo Beef Steak đã áp dụng app vào chiến lược content marketing của mình. App của Moo Beef steak cho phép người dùng xem các nội dung liên quan đến khuyến mãi, các cửa hàng mới mở, menu nhà hàng và dịch vụ đặt bàn ăn trực tuyến. Ngoài ra, khách hàng còn được biết thêm các kiến thức về bít tết, cách thưởng thức và chế biến một món ăn ngon đúng kiểu.

Ưu điểm:

– Có thể kiểm soát được những nội dung đến được với khách hàng chặt chẽ.

– Kênh thông tin thường xuyên: Với những hình thức như notification nhắc nhở khách hàng về khuyến mãi, công thức mới hoặc nhà hàng mới mở, bạn có thể khiến họ nhớ về mình. (trong trường hợp của Moo là nhà hàng cao cấp với giá cả khá đắt. Nếu không được nhắc nhớ thì ít khi khách hàng tự động quay trở lại thường xuyên).
– Gia tăng tương tác với khách hàng.

Nguồn: Sưu tầm