Tiếp thị sản phẩm, thương hiệu bằng việc sử dụng người ảnh hưởng trong xã hội – Influencer Marketing là một hình thức đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Vậy tiêu chí lựa chọn Influencer cho chiến dịch marketing là gì?

>>Chinh phục khách hàng bằng điểm chạm thương hiệu như thế nào?

Trong bối cảnh truyền thông mạng xã hội đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, Influencer Marketing ngày càng được các thương hiệu ưa chuộng và sử dụng theo nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, không phải Influencer nào cũng mang lại hiệu ứng lan tỏa thông điệp như kỳ vọng. 

Dưới đây là 4 tiêu chí lựa chọn Influencer bạn có thể tham khảo để tìm được “người ảnh hưởng” phù hợp với nhãn hàng. 

4 tiêu chí lựa chọn Influencer cho chiến dịch Marketing thành công

Reach – Độ phủ

Tiêu chí lựa chọn Influencer đầu tiên bạn cần quan tâm đó chính là độ phủ của họ. Độ phủ được đo bằng lượng fans, lượng người theo dõi Influencer trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube… Thông thường, những Influencer có lượng fans lớn sẽ được ưu tiên hơn vì họ có thể giúp sản phẩm tiếp cận tới nhiều người hơn. Song điều này không bảo chứng cho thành công của chiến dịch.

Relevance – Sự liên quan

Tiêu chí này mô tả mức tương đồng, liên quan giữa định vị của Influencer và sản phẩm, thương hiệu. Một số yếu tố thường dùng để đánh giá Relevence gồm có:

  • Personal image – Hình ảnh cá nhân: Đó là quan điểm sống, phát ngôn, phong cách… 
  • Demographic – Thông tin về nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, lĩnh vực hoạt động…
  • Type of post/topic – Nội dung bài viết trên trang cá nhân có văn phong như thế nào: vui vẻ, hài hước, giàu tính chuyên môn hay, chủ đề họ quan tâm là gì… 
  • Fans/followers – Đối tượng theo dõi Influencer là ai, các thông tin về nhân khẩu học (tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp…) mối quan tâm của họ là gì… 

Ví dụ: Với sản phẩm là sữa cho trẻ em thì Influencer phù hợp sẽ là những hot mom trên mạng xã hội, có followers thuộc nhóm tuổi từ 25 – 35 tuổi. 

4 tiêu chí lựa chọn Influencer cho chiến dịch Marketing thành công

Thanh Trần dù là hot mom song độ tuổi followers của cô chỉ từ 18 – 24, đa phần không phải là bố mẹ

Resonance – Chỉ số cộng hưởng

Tiêu chí lựa chọn Influencer này sẽ đánh giá mức độ tương tác, hưởng ứng của followers với dạng nội dung mà Influencer tạo ra. Lĩnh vực nào có Resonance Score càng cao đồng nghĩa với việc chủ đề mà Influencer gợi mở càng có sức hấp dẫn và thu hút followers và ngược lại. Đây là chỉ số quan trọng nhưng chưa được các nhãn hàng quan tâm và khai thác.

Ví dụ: Quỳnh Anh Shyn là một Influencer tiêu biểu với nhiều lĩnh vực chuyên môn như Shopping, Giải trí, Ẩm thực, Du lịch, Phong cách…  nhưng chủ đề mà followers của cô quan tâm nhất chỉ là beauty. Các lĩnh vực còn lại dù được Quỳnh Anh gợi mở nhưng followers chỉ tag bạn bè, hay bình luận bằng icon/ gif, v.v… mà không đề cập đến chủ đề chính của bài viết, tính thiết thực và lan truyền không cao. Do vậy, các nhãn hàng không thuộc beauty không nên chọn Quỳnh Anh là Influencer cho chiến dịch marketing của mình.

4 tiêu chí lựa chọn Influencer cho chiến dịch Marketing thành công

Sentiment – Chỉ số cảm xúc

Đây cũng là tiêu chí chọn Influencer cực kỳ quan trọng mà marketer không được bỏ qua. Influencer có thể mang lại cảm giác tiêu cực hoặc tích cực cho target audience của nhãn hàng (đối tượng khách hàng mục tiêu), từ đó ảnh hưởng tới brand love (cảm tình dành cho thương hiệu) của nhóm đối tượng này.

Chẳng hạn như scandal cá nhân của Hồ Ngọc Hà đã khiến những sản phẩm mà cô đại diện nhận sự tẩy chay hàng loạt từ phía những bà mẹ trẻ – target audience của mặt hàng này. 

Để được tư vấn về chiến lược marketing online tổng thể, bạn hãy liên hệ với phòng truyền thông thuê ngoài ECP Media nhé!

Nguồn sưu tầm