Sinh ra trong thời đại Internet, tiếp cận với Internet mỗi ngày, gen Z có những suy nghĩ, quan điểm về quảng cáo, tiếp thị không giống với những thế hệ trước đó. Vì vậy, khi xây dựng chiến lược marketing cho gen Z, marketing cần chú ý tới 4 yếu tố quan trọng dưới đây.
>>Chinh phục khách hàng bằng điểm chạm thương hiệu như thế nào?
Năm 1997, Internet vào Việt Nam. Do vậy, thế hệ Z (sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1995 – 2010) là thế hệ đầu tiên được tiếp xúc với Internet ngay từ khi còn nhỏ và lớn lên trong thời đại của công nghệ. So với thế hệ trước, gen Z có lối sống mới mẻ hơn, ý thức xã hội mang đậm chủ nghĩa cá nhân. Đối với các quảng cáo, tiếp thị, thế hệ Z cũng có cách tiếp cận riêng.
Thế hệ Z với quảng cáo và tiếp thị thời 4.0
Theo nghiên cứu của Appota, có tới 39% Gen Z ưu tiên sử dụng các ứng dụng trên điện thoại mà ít quan tâm đến phiên bản web trực tuyến. Họ cũng là những người tiêu dùng khó tính, không có lòng trung thành với thương hiệu, sẵn sàng thay đổi thương hiệu hiện dùng để tìm đến một chất lượng cao hơn.
Với những thứ đang nghe và nhìn thấy, Gen Z dường như không đặt nhiều niềm tin. Báo cáo Vietnam Genzilla tháng 9/2015 – Decision Lab cho biết chỉ có 13% những người thuộc thế hệ Z tin vào những thông tin trực tuyến trên Internet. Mặt khác, có khoảng 27% Gen Z cho rằng lời khuyên từ những người quen như gia đình, bạn bè… trên social media sẽ giúp họ dễ dàng hơn trong việc quyết định mua hàng.
4 lưu ý khi xây dựng chiến lược marketing chinh phục thế hệ Z
Tính đến năm 2025, thế hệ Z ở Việt Nam sẽ chiếm khoảng 25% lực lượng lao động, tương đương khoảng 15 triệu người tiêu dùng tiềm năng (theo Nielsen). Vì vậy, ngay từ bây giờ, doanh nghiệp cần có chiến lược marketing phù hợp cho gen Z để có thể khai phá và tiếp cận hiệu quả tệp khách hàng tiềm năng này. Dưới đây là 4 yếu tố quan trong khi xây dựng chiến lược marketing cho gen Z.
Quảng cáo phải thật và tinh tế!
Với gen Z, những quảng cáo lộ liễu hay quá phô trương, phi thực tế không những khó tác động tới hành vi tiêu dùng mà còn có thể khiến họ thấy ác cảm với thương hiệu. Ngược lại, họ có xu hướng cảm thông với những quảng cáo có insight gần gũi, sâu sắc, thể hiện chân thực cuộc sống và mang lại giá trị cộng đồng.
Các TVC như: “Tôi ghét mẹ tôi” – Viettel, “Đừng bỏ bữa” – Grab hay “Cảm hứng tự hào từ đường phố” – Biti’s Hunter… là những minh chứng rõ nhất cho việc quảng cáo chạm tới trái tim sẽ tạo được hiệu ứng tích cực như thế nào.
Khi xây dựng chiến lược marketing cho gen Z, doanh nghiệp cần tránh nội dung thiếu tinh tế, phản cảm. Thay vào đó, hãy tạo ra quảng cáo một cách thoải mái, tự nhiên nhất – Native Advertising. Hãy khiến họ thấy như đang xem nội dung bình thường chứ không phải quảng cáo.
Tiềm năng quảng cáo từ mạng xã hội
Trong thời đại bùng nổ thông tin, khoảng hơn một phần ba thế hệ Z và Millennial cập nhật tin từ MXH như các trang báo điện tử, Google, Facebook…
Do đó, việc sử dụng mạng xã hội làm nền tảng tiếp thị là một phương pháp Marketing online tạo hiệu quả lớn đối với các doanh nghiệp: vừa gia tăng nhận thức về thương hiệu, vừa tiết kiệm chi phí, đồng thời thúc đẩy khách hàng tương tác và khảo sát thị trường.
Đừng quên Influencers
Theo thống kê, xác suất Gen Z mua sản phẩm được đề xuất bởi influencer cao hơn 1,3 lần so với sản phẩm được quảng cáo bởi người nổi tiếng trên TV, phim truyền hình.
Vì vậy, xây dựng chiến lược marketing cho gen Z không nên bỏ qua Influencer. Bởi chính sự gần gũi và thân thiết giữa họ và fan (chứ không phải KOLs có sức ảnh hưởng rất lớn) là chìa khóa đem lại sự ảnh hưởng mạnh mẽ trong quyết định mua hàng của các fan của họ.
Quảng cáo đi vào lòng người
Thế hệ Z rất dễ bị thu hút bởi những vấn đề của xã hội như hoạt động từ thiện, môi trường, lợi ích cộng đồng xã hội… Những thương hiệu quan tâm đến các hoạt động CSR (Corporate Social Responsibility – trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội) luôn được họ đề cao và ủng hộ.
Đồng thời, quảng cáo thương hiệu qua những hành động thể hiện trách nhiệm cũng như đạo đức kinh doanh, cống hiến cho sự phát triển của xã hội, kinh tế, môi trường… cũng là một xu hướng marketing trong giai đoạn này. Tiêu biểu có thể kể đến các hoạt động CSR trong “mùa Covid-19” như quỹ tài trợ của Vingroup, dịch vụ “Đi chợ thay bạn” của Be và Grab; phát miễn phí khẩu trang của các công ty may mặc…
Để được tư vấn về chiến lược marketing online tổng thể, bạn hãy liên hệ với phòng truyền thông thuê ngoài ECP Media nhé!
Nguồn sưu tầm